Soạn bài Khoe của, Con rắn vuông
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi trang 82 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Theo em, khoe khoang và khoác lác khác nhau như thế nào?
Trả lời:
Khoe khoang là việc phô trương tài sản cho người khác biết còn khoác lác là nói phóng đại sự thật, nói những lời không đúng với những gì mắt thấy tai nghe, không đúng với sự thật.
Trải nghiệm cùng VB
Câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” có cần thiết không? Nói như vậy nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Việc nói rõ thông tin “lợn cưới”, “áo mới” là không cần thiết bởi nói không đúng tọng tâm câu hỏi mà chỉ vì mục đích khoe của, khoe khoang muốn nhiều người biết.
Câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Người vợ trêu chồng như thế nào?
Trả lời:
Biết chồng có tính nói khoác nên người vợ đã trêu người chồng bằng cách tỏ thái độ ngạc nhiên trước sự miêu tả của chồng và hỏi dồn người chồng liên tục các câu hỏi để người chồng phải tự nói ra sự thật.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Xác định đề tài, bối cảnh của truyện cười Khoe của và Con rắn vuông
Trả lời:
|
Khoe của |
Con rắn vuông |
Đề tài |
Châm biếm thói khoe khoang |
Châm biếm thói khoác lác |
Bối cảnh |
xoay quanh câu chuyện hai người hay khoe của và cụ thể là khoe áo mới và lợn cưới |
anh chồng nói khoác kể cho vợ nghe câu chuyện vào rừng gặp con rắn to |
Câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Chỉ ra mâu thuẫn có tác dụng gây cười trong hai truyện trên.
Trả lời:
Hai câu chuyện đều có mâu thuẫn và từ mâu thuẫn tạo ra tiếng cười.
– Trong truyện Khoe của: yếu tố mâu thuẫn là cả hai anh chàng đều quá lố bịch. Khi trả lời, họ không trả lời đúng trọng tâm câu hỏi mà chỉ muốn khoe đồ vật của mình. Vậy nên câu trả lời của họ lạc đề, không có giá trị. Thậm chí, đến đồ vật của họ muốn khoe cũng không có gì đặc biệt cả. Hành động của hai anh này cũng hết sức buồn cười, một anh chàng thì đứng cả ngày trời, một anh thì dù có việc vội vã vẫn không quên khoe của.
– Trong truyện Con rắn vuông: Đã biết chồng mình hay khoác lác nhưng chị vợ vẫn hùa theo nhằm trêu chọc chồng và quan trọng là để chồng nhận ra được tính nói khoác của mình. Vậy nên, những lời nói phi lý của anh chồng được thể hiện rõ, sự không quyết đoán cũng được miêu tả qua những lần thay đổi câu trả lời khi bị người vợ hỏi vặn.
Câu 3 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Liệt kê những lời đối đáp của các nhân vật trong hai truyện cười trên. Những lời đối đáp có vai trò như thế nào trong việc khắc hoạ tính cách của nhân vật?
Trả lời:
Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười Khoe của:
“- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.”
=> Vai trò: Khắc họa tính cách thích khoe của cả hai nhân vật, một người khoe lợn cưới còn một người khoe áo mới. Qua lời đối đáp trên, tính cách nhân vật được thể hiện rõ. Bởi anh đi tìm lợn, không hỏi đặc điểm con lợn mà lại nói về con “lợn cưới” khiến người được hỏi không thể hình dung ra. Một anh thì đứng đợi cả ngày mới gặp được một người tới bắt chuyện, khi trả lời cũng chắc đúng trọng tâm mà còn giơ cả vạt áo ra để khoe chiếc áo mới. Cả hai đều cung cấp các thông tin không đúng với trọng tâm câu hỏi.
Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười Con rắn vuông:
“- Này mình ạ, hôm nay tôi đi vào rừng, thấy một con rắn…. Ôi chao là to! Bề ngang thì đến hai mươi thước, bề dài đến một trăm hai mươi thước ấy!
– Mình không tin à? Chẳng một trăm hai mươi thước thì cũng một trăm thước.
– Thật mà! Không đủ một trăm thước thì cũng đến tám mươi thước.
– Thật đấy mà! Không tám mươi thì cũng sáu mươi.
– Không đến sáu mươi thước thật, nhưng ít nhất cũng bốn mươi thước.
– Ừ thôi, tôi nói thật nhé! Quả tôi nom thấy con rắn dài đúng hai mươi thước không kém một tấc, một phân nào.”
=> Vai trò: Khắc họa tính cách thích nói khoác của người chồng. Lời đối đáp thể hiện sự lúng túng và thay đổi câu trả lời liên lục khi bị người vợ bóc trần sự vô lí. Bởi thứ anh ta thấy không phải sự thật, vậy nên mới không chắc chắn và sửa lời ban đầu của mình như vậy.
Câu 4 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Các nhân vật trong truyện hiện thân cho thói hư tật xấu nào mà truyện cười dân gian thường phê phán?
Trả lời:
Các nhân vật trong truyện Khoe của; Con rắn vuông hiện thân cho thói hư tật xấu đáng phê phán là thói khoe khoang, khoác lác.
Câu 5 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em có nhận xét gì về cách tác giả dân gian phản ánh thói xấu của con người thông qua các truyện cười trên?
Trả lời:
Tác giả sử dụng những hình ảnh hay câu chuyện gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu, tình huống rất đời thường và bình dị. Vậy nên, từ những hình ảnh quen thuộc, người đọc càng thấy sự hài hước và châm biếm trong câu chuyện. Cách tác giả dân gian vận dụng và sử dụng rất tài tình, hợp lý tình huống và lời đối đáp để phản ánh thói xấu của con người. Nhờ đó, đằng sau tiếng cười chứa đựng bài học cho con người nhẹ nhàng, thâm thúy
Câu 6 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Tiếng cười và thủ pháp gây cười trong các truyện Khoe của và Con rắn vuông giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Trả lời:
Các nhân vật trong hai chuyện cười trên đều gây cười và tạo nên các tình huống châm biếm bằng cách sử dụng những lời đối đáp. Tuy nhiên, tình huống truyện có sự khác nhau giữa hai văn bản. Trong truyện khoe của, cả hai nhân vật đều có thói khoác lác, hay khoe. Còn trong truyện con rắn vuông, chỉ có nhân vật người chồng mới hay nói khoác. Người vợ biết tính chồng, để tạo nên yếu tố gây cười, tác giả để người vợ trêu chọc lại chồng và để người chồng tự thể hiện ra sự vô lý trong lời nói của mình, tự nhận ra tính cách đáng phê phán của mình.
Câu 7 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi đọc xong hai câu chuyện này?
Trả lời:
Bài học mà bản thân em tự rút ra được sau khi đọc hai văn bản là: Không nên nói khoác lác, phóng đại sự việc mà phải trung thực, tôn trọng sự thật. Nếu cố chấp nói khoác, câu chuyện của bạn sẽ bị phát hiện và tạo thành câu chuyện cười cho những người khác, tự mình làm xấu mình.
Câu 8 trang 84 SGK Ngữ văn 8 tập 1: Em và bạn trong nhóm phân vai, đóng tiểu phẩm dựa vào một trong hai truyện cười trên.
Trả lời:
– Xác định rõ nhân vật, xác định rõ lời thoại
– Khi đọc phân vai thì đọc đúng lời của từng nhân vật, bộc lộ được thái độ của nhân vật, làm nổi bật tính cách nhân vật.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Vắt cổ chày ra nước, May không đi giày
Khoe của, Con rắn vuông
Tiếng cười có lợi ích gì?
Thực hành tiếng Việt trang 86
Văn hay