Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Đọc mở rộng trang 19 Tập 2
Bài tập 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm đọc một số truyện ngắn có cốt truyện đơn tuyến hoặc đa tuyến viết về sự phong phú, đa dạng của cuộc sống. Ghi vào nhật kí đọc sách một số điểm đáng chú ý về đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu, đặc điểm của cốt truyện; sự thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm,… của em sau khi đọc tác phẩm.
Trả lời:
Khi đọc một tác phẩm truyện, em cần nắm bắt để tài, chủ đề, các sự kiện chính, nhân vật và đặc biệt là kiểu cốt truyện (cốt truyện đơn tuyến hay cốt truyện đa tuyến). Nếu là truyện kể có cốt truyện đa tuyến thì các mạch sự kiện sẽ phức tạp hơn, thường đặt ra những thách thức cao hơn đối với người đọc. Em có thể đặt ra và trả lời những câu hỏi để tìm hiểu các yếu tố của truyện: Chủ đề của truyền là gì? Truyện có những sự kiện chính nào (nếu là truyện kể có cốt truyện đơn tuyến Các mạch sự kiện chính có quan hệ với nhau ra sao (nếu là truyện kế có cốt truyện đa tuyến)? Nhân vật trong truyện gồm những ai? Nhân vật nào có tính cách đáng chú ý? Tính cách của nhân vật đó thể hiện như thế nào qua suy nghĩ, hành động, lời thoại,… Em có thay đổi gì trong suy nghĩ, tình cảm,…. sau khi đọc tác phẩm?
Hãy ghi lại đầy đủ thông tin vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Em cần ghi nhớ Việc này không chỉ là cách hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng để trao đổi kết quả đọc với thầy cô và các bạn trong tiết Đọc mở rộng tại lớp. Nhật kí đọc sách có thể gồm những nội dung như gợi ý dưới đây:
NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH
Ngày đọc:
Tên truyện, tác giả:
Đề tài:
Chủ đề:
Những sự kiện (hoặc mạch sự kiện) chính:
Các nhân vật:
Tính cách của nhân vật chính:
Các chi tiết tiêu biểu:
Đặc điểm của cốt truyện:
Sự thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm,… của em sau khi đọc tác phẩm:
Bài tập 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm đọc một số bài thơ tự do thể hiện niềm tin yêu cuộc sống và ước vọng của con người. Ghi vào nhật kí đọc sách đề tài, chủ đề và những nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, biện pháp tu từ; cảm hứng chủ đạo của nhà thơ thể hiện trong văn bản; cảm nghĩ của em về bài thơ đã đọc.
Trả lời:
Khi đọc, em cần nắm được đề tài, chủ đề của bài thơ; nhận biết được những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện trong bài thơ; những điểm nổi bật của bài thơ như bố cục, mạch cảm xúc, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, cảm hứng chủ đạo,…. Em có thể tự trả lời những câu hỏi như: Đề tài, chủ đề của bài thơ là gì? Đặc điểm của thể thơ tự do thể hiện như thế nào qua bài thơ? Bài thơ có bố cục như thế nào (gồm mấy phần)? Mạch cảm xúc triển khai như thế nào trong bài thơ? Từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ khiến em chú ý hay có ấn tượng đặc biệt? Biện pháp tu từ nào được dùng trong bài? Biện pháp tu từ đó có tác dụng gì? Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ là gì? Em có cảm nghĩ như thế nào về bài thơ đã đọc?
Bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi đó, em tiếp tục phát triển kĩ năng đọc một bài thơ tự do. Nhớ ghi đầy đủ nội dung vào nhật kí đọc sách do em tự thiết kế. Việc ghi nhật kí đọc sách không chỉ để hoàn thành bài tập mà còn giúp em chuẩn bị thông tin và ý tưởng cho tiết Đọc mở rộng tại lớp khi em được yêu cầu cùng các bạn trao đổi, thảo luận về một bài thơ mà em yêu thích.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 6: Chân dung cuộc sống
Bài 7: Tin yêu và ước vọng
Đọc mở rộng trang 19 Tập 2
Bài 8: Nhà văn và trang viết
Bài 9: Hôm nay và ngày mai
Đọc mở rộng trang 34 Tập 2
Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
Ôn tập học kì 2