Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
GIÁO ÁN GIỚI THIỆU TRI THỨC NGỮ VĂN VÀ NỘI DUNG BÀI HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
– Nhận biết được một số yếu tố của truyện cười như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật và ngôn ngữ.
– Nhận biết được câu hỏi tu từ, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu; nêu được tác dụng của việc sử dụng câu hỏi tu từ và nghĩa hàm ẩn; giải thích được nghĩa của một số câu tục ngữ thông dụng.
– Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống; nêu được lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
– Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực cảm thụ phân tích văn bản văn học.
– Năng lực ngôn ngữ: sử dụng câu hỏi tu từ, nghĩa hàm ẩn và nghĩa tường minh. .
– Năng lực tạo lập văn bản: viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống.
– Năng lực nói và nghe: trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội..
3. Về phẩm chất
– Có ý thức tránh những việc làm kệch cỡm, lố lăng; hướng đến cách ứng xử phù hợp.
– Chăm chỉ, tự giác học tập, tìm tòi và sáng tạo
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
– GV hướng dẫn HS tìm hiểu về hài kịch. – HS trả lời
|
1. Hài kịch Hài kịch là một thể loại của kịch, hướng vào sợ cười nhạo cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu,… đối lập với các chuẩn mực về cái tốt đẹp, tiến bộ. Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột, nhưng phổ biến nhất là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Xung đột kịch biểu hiện qua hành động kịch với các sự việc, tình huống gây cười. Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đáng phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ,… Lời đối thoại trong hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ; cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch. Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang; dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, chơi chữ, gây hiểu lầm, thoại bỏ lửng, nhại,… |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 4 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Tri thức ngữ văn trang 100
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Củng cố, mở rộng trang 97
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 100
Giáo án Trưởng giả học làm sang
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 107
Giáo án Chùm truyện cười dân gian Việt Nam (Lợn cưới áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau)
Giáo án Chùm ca dao trào phúng
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc