Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 8 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
GIÁO ÁN LỄ XƯỚNG DANH KHOA ĐINH DẬU
(Trần Tế Xương)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt
– Cảm nhận được nỗi lòng đau đớn, chua xót của nhà thơ Trần Tế Xương trước hiện thực đất nước.
– Hiểu được thái độ châm biếm, đả kích của Trần Tế Xương.
– Nhận biết được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Hình thành năng lực làm việc nhóm, năng lực gợi mở,…
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả Trần tế Xương.
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
– Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của văn bản thơ Đường luật.
3. Về phẩm chất
– Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, sự hứng khởi cho HS vào học bài, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV đặt câu hỏi gợi dẫn:
+ Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?
+ Sau cuộc thi (thể thao, nghệ thuật, giáo dục,…) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
– GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi, các HS khác nhận xét, bổ sung.
– GV nhận xét, dẫn dắt vào bài: Việc thi cử ngày xưa là của vua, của triều đình nhằm mục đích kén chọn kẻ sĩ tài giỏi, chọn nhân tài làm quan giúp vua , giúp nước. Bấy giờ nước ta bị thực dân Pháp thống trị, việc thi cử vẫn còn thi chữ Hán theo lễ cũ vì thế đã nhiều nhà thơ đã bày tỏ tấm lòng đau xót của mình trước thực trạng thi cử của đất nước. Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Trần Tế Xương là một bài thơ như thế.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN |
|
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến tác giả Trần Tế Xương và văn bản. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS |
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Yêu cầu HS: Trình bày ngắn gọn thông tin về tác giả Trần Tế Xương (HS đã chuẩn bị ở nhà).
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Từ phần chuẩn bị ở nhà, HS thảo luận theo nhóm đôi, bổ sung những chi tiết còn thiếu. – GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Trao đổi, thảo luận báo cáo – GV gọi 2 HS phát biểu Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét và đưa ra kết luận. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV gọi HS đọc văn bản: đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. – GV yêu cầu HS quan sát và trả lời: + Cho biết thể loại của văn bản? + Đề tài + Nhan đề + Bố cục – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Trần Tế Xương (1870 – 1907) quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương. – Trần Tế Xương sáng tác nhiều thơ Nôm. Thơ của ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. – Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, Sông Lấp,…
2. Tác giả – Thể loại: Thất ngôn bát cú – Đề tài: Thi cử – Nhan đề: Bài thơ còn có một tên gọi khác Vịnh khoa thi hương. Bài thơ miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam 1897, qua đó nói lên nỗi nhục mất nước và niềm chua xót của kẻ sĩ đương thời. – Bố cục: 4 phần: Đề – thực – luận – kết |
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Tri thức ngữ văn trang 81
Giáo án Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 84
Giáo án Lai Tân
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 86
Giáo án Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Giáo án Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc