Giáo dục công dân lớp 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
A. Lý thuyết GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
1. Di sản văn hóa là gì?
– Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
2. Phân loại di sản văn hóa
– Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
+ Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
+ Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Thành nhà Hồ ở Thanh Hóa (di sản văn hóa vật thể) |
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (di sản văn hóa phi vật thể) |
3. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội
– Di sản văn hóa là tài sản, niềm tự hào của dân tộc, thể hiện lịch sử sự sáng tạo và bản sắc dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cơ sở cho thế hệ sau phát huy và phát triển.
– Di sản văn hóa góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm phong phú kho tàng di sản văn hóa nhân loại.
UNESCO ghi danh dân ca quan họ Bắc Ninh là DSVH phi vật thể đại diện của nhân loại |
Du khách nước ngoài tham quan cố đô Huế ở Việt Nam |
4. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hóa:
– Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất.
Không xâm phạm các di sản văn hóa |
Cần giữ gìn cảnh quan sạch đẹp |
– Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời khi thấy có những hành vi làm sai lệch, phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa; hoặc thấy di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị hủy hoại, bị mất.
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
– Chuyển giao di sản văn hóa cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không có đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị.
B. Bài tập trắc nghiệm GDCD 7 Bài 2: Bảo tồn di sản văn hóa
Câu 1. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị về mặt
A. kinh tế, giáo dục, tôn giáo.
B. kinh tế, chính trị, xã hội.
C. lịch sử, văn hóa, khoa học.
D. văn hóa, chính trị, xã hội.
Đáp án: C
Giải thích: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa tập thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản văn hóa cộng đồng.
Đáp án: C
Giải thích: Di sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Câu 3. Hành vi nào sau đây phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. P có hành vi vứt rác tại khu di tích đền thờ.
B. Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù.
C. Chị M không nghe nhạc quan họ vì cho rằng cổ hủ.
D. N phát tán thông tin sai lệch về di sản văn hóa quê mình.
Đáp án: B
Giải thích: Anh K tham gia lớp học để rèn luyện hát ca trù là việc làm phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.
Câu 4. Sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Di sản văn hóa phi vật thể.
B. Di sản văn hóa cộng đồng.
C. Di sản văn hóa vật thể.
D. Di sản văn hóa tập thể.
Đáp án: A
Giải thích: Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.
Câu 5. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là
A. di sản văn hóa vật chất và di sản văn hóa phi vật chất.
B. di sản văn hóa tập thể và di sản văn hóa công cộng.
C. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa vật chất.
D. di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Đáp án: D
Giải thích: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 6. Di sản văn hóa vật thể nào sau đây thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa?
A. Hoàng thành Thăng Long.
B. Vịnh Hạ Long.
C. Thành nhà Hồ.
D. Phố cổ Hội An.
Đáp án: C
Giải thích: Thành nhà Hồ là di sản văn hóa vật thể nào sau đây thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa.
Câu 7. Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và
A. di sản văn hóa tập thể.
B. di sản văn hóa cộng đồng.
C. di sản văn hóa phi vật thể.
D. di sản văn hóa vật chất.
Đáp án: C
Giải thích: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại hình đó là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 8. Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền nào sau đây?
A. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa.
B. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hóa.
C. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
D. Định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
Đáp án: D
Giải thích: Theo Điều 14 luật di sản văn hóa năm 2001, tổ chức, cá nhân không có quyền định đoạt việc sử dụng và khai thác các di sản văn hóa.
Câu 9. Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ
A. đất nước này qua đất nước khác.
B. dân tộc này qua dân tộc khác.
C. thế hệ này qua thế hệ khác.
D. người này qua người khác.
Đáp án: C
Giải thích: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 10. Sau khi học xong cao đẳng, anh T có ý định về quê phát triển nghề truyền thống dệt vải của quê hương, biết chuyện ông M và bà N là bố mẹ của T đã ra sức ngăn cản và khuyên T nên học lên để làm kinh doanh, không theo nghề truyền thống vì thu nhập thấp. Chị gái của anh T là P không đồng ý với bố mẹ và khuyên em trai nên về tiếp tục phát triển nghề truyền thống của quê hương. trong trường hợp này, chủ thể nào dưới đây có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
A. Anh T.
B. Chị P.
C. Anh T và chị P.
D. Ông M và bà N.
Đáp án: C
Giải thích: Trong trường hợp này, biểu hiện của anh T và chị P thể hiện là người có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.
Câu 11. Hành vi nào sau đây không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa?
A. Tập thể lớp 7K tham gia dâng hương tưởng niệm tại nghĩa trang liệt sĩ.
B. Cứ vào ngày giỗ tổ, gia đình ông P đều đến đền thờ để dâng hương.
C. Chị E chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc.
D. Ông M truyền bá làn điệu dân ca quan họ cho con cháu.
Đáp án: C
Giải thích: Chị E chê bai di tích lịch sử quê mình không có gì đặc sắc là hành vi không phù hợp với việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.
Câu 12. Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Công trình kiến trúc.
C. Hương ước làng xã.
D. Di sản văn hóa.
Đáp án: D
Giải thích: Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 13. Phương án nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?
A. Di tích lịch sử.
B. Ca dao, tục ngữ.
C. Câu hò ví dặm.
D. Lễ hội truyền thống.
Đáp án: A
Giải thích: Di tích lịch sử thuộc di sản văn hóa vật thể.
Câu 14. Di sản văn hóa được phân chia thành mấy loại?
A. Năm.
B. Bốn.
C. Ba.
D. Hai.
Đáp án: D
Giải thích: Di sản văn hóa được phân chia thành hai loại là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 15. Phương án nào sau đây thuộc di sản văn hóa vật thể?
A. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
B. Nghi lễ cấp sắc của người Dao.
C. Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).
D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
Đáp án: C
Giải thích: Khu di tích Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) thuộc di sản văn hóa vật thể.
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Bài 3: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 4: Học tập tự giác, tích cực
Bài 5: Giữ chữ tín