Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Câu 1. Mấy tuần nay, K luôn cảm thấy sợ hãi vì những tin nhắn nói xấu mình trên mạng xã hội; thậm chí, còn có người lạ mặt nhắn tin đe dọa sẽ chặn đánh K trên đường đi học. Nếu là K, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Ở trong phòng một mình, không tâm sự với ai.
B. Kiên quyết không đi học để phòng tránh rủi ro.
C. Tâm sự, tìm sự giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo.
D. Nhắn tin lại cho người lạ mặt kia với thái độ thách thức.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong trường hợp trên, em nên chọn cách ứng xử: tâm sự, tìm sự giúp đỡ của người thân, thầy cô giáo.
Câu 2. Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em sẽ lựa chọn cách làm nào sau đây để ứng phó?
A. Ở trong phòng một mình, tách biệt mọi người.
B. Thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí.
C. Âm thầm chịu đựng, không chia sẻ với bố mẹ.
D. Nghĩ về những điều tiêu cực trước đó.
Đáp án: B
Giải thích:
Khi bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, em nên thể dục thể thao hoặc chơi game để giải trí để bản thân cảm thấy thoải mái hơn.
Câu 3. Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là
A. lo lắng, sợ hãi không dám tâm sự với ai.
B. thường quyên tập luyện thể dục thể thao.
C. tách biệt, không trò chuyện với mọi người.
D. âm thầm chịu đựng những tổn thương tinh thần.
Đáp án: B
Giải thích:
Một trong những biễn pháp ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng là thường xuyên tập luyện thể dục thể thao (sgk – trang 39).
Câu 4. P không cẩn thận nên đã làm mất chiếc vòng tay. Bạn rất lo bố mẹ biết sẽ trách phạt. Càng nghĩ, P lại càng cảm thấy cẳng thẳng. Trong trường hợp trên, nếu là P, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Nói dối rằng đã bán chiếc vòng tay để lấy tiền ủng hộ các bạn khó khăn.
B. Kiên quyết dấu diếm, không nói chuyện bị mất vòng tay với bố mẹ.
C. Bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn.
D. Nói dối bố mẹ rằng: chiếc vòng tay đã bị kẻ xấu ăn cắp.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử: bình tĩnh, dũng cảm nhận lỗi với bố mẹ và hứa sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo quản đồ. Em không nên dấu diếm hoặc nói dỗi bố mẹ, vì việc đó sẽ khiến cho bản thân căng thẳng hơn.
Câu 5. Ngoài việc học ở trường, T thường phải đi học thêm ở trung tâm. Chỉ riêng việc di chuyển đã khiến T cảm thấy mệt mỏi. Mỗi kì kiểm tra tới, lượng kiến thức ôn tập càng nhiều khiến T càng thấy căng thẳng, lo sợ. Trong trường hợp này, nếu là T, em không nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Đăng kí học thêm nhiều hơn để củng cố kiến thức.
B. Cân đối thời gian học tập với vui chơi, giải trí.
C. Thiết lập kế hoạch học tập hợp lí, khoa học.
D. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên nhân khiến T trở nên căng thẳng là do áp lực học tập, thi cử. Do đó, trong trường hợp này, nếu là T, em sẽ không lựa chọn cách ứng xử là: đăng kí học thêm. Em nên sẽ thiết lập kế hoạch học tập hợp lí để đảm bảo cân đối giữa thời gian học tập và vui chơi, giải trí; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
Câu 6. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, chúng ta không nên làm gì sau đây?
A. Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai.
B. Chia sẻ, tâm sự với người thân và bạn bè xung quanh.
C. Xác định phương pháp học tập khoa học, phù hợp.
D. Luyện tập thể thao, hòa mình với thiên nhiên.
Đáp án: A
Giải thích:
Tách biệt với mọi người, không trò chuyện với bất kì ai là việc chúng ta không nên làm khi rơi vào trạng thái căng thẳng.
Câu 7. Gần đây, T nhận thấy mình có nhiều thay đổi, giọng nói to và khàn, vóc dáng cao lênh khênh, khuôn mặt xuất hiện mụn, T cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với bạn bè. Trong trường hợp này, nếu là bạn của T, em nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Làm ngơ, vì không liên quan đến bản thân.
B. Trò chuyện, chia sẻ và động viên T.
C. Rủ các bạn trong lớp tẩy chay T.
D. Kì thị, xa lánh T.
Đáp án: B
Giải thích:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của T em sẽ: trò chuyện, chia sẻ và động viên T, giúp T hiểu rằng: những thay đổi về ngoại hình là do bản thân T đang ở tuổi dậy thì, nên không cần lo lắng quá.
Câu 8. Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách
A. bị động.
B. tiêu cực.
C. thụ động.
D. tích cực.
Đáp án: D
Giải thích:
Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực (sgk – trang 39).
Câu 9. A là học sinh chăm ngoan, học giỏi được bố mẹ yêu chiều và hết mực tin tưởng năng lực của em. Tuy nhiên trong một lần chủ quan, A đã bị điểm kém trong bài kiểm tra toán, vì vậy A cảm thấy rất căng thẳng, buồn bã. Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Mách bố mẹ A rằng bạn ngày càng học kém.
C. Trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn.
D. Tỏ thái độ chê bai bạn vì bị điểm kém.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong trường hợp này, nếu là bạn của A em nên trò chuyện, chia sẻ và động viên bạn để bạn vượt qua được trạng thái căng thẳng tiêu cực.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề ứng phó với căng thẳng?
A. Trạng thái căng thẳng có thể xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan.
B. Căng thẳng gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về thể chất và tinh thần của con người.
C. Khi căng thẳng, chúng ta nên tự vượt qua, không nên nhờ sự trợ giúp từ người khác.
D. Bạo lực học đường là nguyên nhân khách quan có thể gây ra trạng thái căng thẳng.
Đáp án: C
Giải thích:
Khi căng thẳng, chúng ta nên chia sẻ, tâm sự với bạn bè, người thân và tìm kiếm sự hỗ trợ từ họ.
Câu 11. Cho các dữ liệu sau:
(1) Đánh giá kết quả đạt được.
(2) Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
(3) Thực hiện các giải pháp khả thi.
(4) Đề ra các biện pháp giải quyết.
(5) Chọn lọc các giải pháp khả thi.
Hãy sắp xếp các dữ liệu trên theo trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng?
A. (3) => (1) => (4) => (2) => (5).
B. (5) => (4) => (3) => (1) => (1).
C. (2) => (4) => (5) => (3) => (1).
D. (4) => (1) => (2) => (3) => (5).
Đáp án: C
Giải thích:
– Các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng:
+ Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.
+ Đề ra các biện pháp giải quyết.
+ Chọn lọc các giải pháp khả thi.
+ Thực hiện các giải pháp khả thi.
+ Đánh giá kết quả đạt được.
(sgk – trang 39).
Câu 12. Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên
A. tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân.
B. sống khép kín, không trò chuyện với mọi người.
C. âm thầm chịu đựng, không tâm sự với ai.
D. xa lánh bạn bè, người thân.
Đáp án: A
Giải thích:
Khi rơi vào trạng thái căng thẳng quá mức, chúng ta nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo (sgk – trang 39).
Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
1. Khái niệm
– Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.
2. Các bước ứng phó với căng thẳng
– Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:
+ Xác định nguyên nhân gây căng thẳng;
+ Đề ra các biện pháp giải quyết chọn lọc các giải pháp khả thi;
+ Thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.
– Để ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng, có thể thực hiện một số cách thức như:
+ Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao;
+ Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;
+ Cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc; thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;…
+ Nếu căng thẳng quá mức, cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác, nhất là người thân và thầy, cô giáo.
Tập luyện thể dục thể thao | Tìm kiếm sự giúp đỡ của thầy cô giáo |
Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 6: Nhận diện tình huống gây căng thẳng
Trắc nghiệm Bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Trắc nghiệm Bài 8: Phòng, chống bạo lực học đường
Trắc nghiệm Bài 9: Quản lí tiền
Trắc nghiệm Bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội