Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 1: Học tập tự giác, tích cực
Phần 1. Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Câu 1. Người biết học tập tự giác, tích cực
A. là những người học kém.
B. phải chịu nhiều thiệt thòi.
C. được mọi người yêu quý.
D. không được ai tin tưởng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý của mọi người.
Câu 2. Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được
A. sự tin tưởng, quý mến của mọi người.
B. sự chế giễu, trêu chọc của người khác.
C. sự cảm thông, sẻ chia của người khác.
D. sự quan tâm, giúp đỡ của người khác.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Người biết học tập tự giác, tích cực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý của mọi người.
Câu 3. Việc làm nào sau đây thể hiện tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập?
A. Dậy sớm tập thể dục thể thao.
B. Quan tâm, sẻ chia với mọi người.
C. Tôn trọng, quý mến mọi người.
D. Hăng hái phát biểu xây dựng bài.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Hăng hái phát biểu xây dựng bài là Việc làm thể hiện tính tự giác, tích cực trong hoạt động học tập.
Câu 4. Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải
A. giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình.
B. thường xuyên tập luyện thể dục thể thao.
C. xác định đúng đắn mục đích học tập.
D. tích cực tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Để có thể học tập tốt, học sinh cần phải: Xác định đúng đắn mục đích học tập. Khi xác định đúng mục đích học tập, học sinh sẽ có kế hoạch học tập với hiệu quả cao.
Câu 5. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện học tập tự giác, tích cực?
A. Học bài nào, xào bài ấy.
B. Học trước quên sau.
C. Gần mực thì đen.
D. Kính thầy yêu bạn.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Học bài nào, xào bài ấy là câu tục ngữ thể hiện học tập tự giác, tích cực. Ý nghĩa của câu tục ngữ là: học đến đâu ôn luyện đến đó sẽ giúp ta nắm chắc kiến thức.
Câu 6. Tự giác học tập là
A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
B. học trên lớp, về nhà không cần học.
C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.
D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Tự giác học tập là chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.
Câu 7. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?
A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.
B. Yêu thương con người.
C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
D. Khoan dung.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính: tự lập, tự chủ, kiên trì. Điều đó được thể hiện, học tập không đợi ai nhắc nhở, giám sát, tự tin, làm chủ bản thân, quyết tâm vượt khó để đạt được mục tiêu học tập của mình.
Câu 8. Học tập tự giác, tích cực, giúp ta
A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.
B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.
C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.
D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Học tập tự giác, tích cực, giúp ta: Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập (Ghi nhớ mục 3, SKG – trang 16).
Câu 9. Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là
A. có bài tập khó thì chép sách giải.
B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.
C. chơi nhiều hơn học.
D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cự là: có mục đích và động cơ học tập đúng đắn. (Ghi nhớ mục 2 – SGK, trang16).
Câu 10. Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?
A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.
B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.
C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.
D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Biểu hiện của học tập tự giác, tích cự là: Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập (Ghi nhớ mục 2 – SGK, trang16).
Câu 11. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện học tập tự giác, tich cực?
A. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.
B. Hát hay hơn hay hát.
C. Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.
D. Măng không uốn, uốn tre sao được.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Muốn lành nghề chớ nề học hỏi là câu tục ngữ thể hiện học tập tự giác, tích cực. Ý nghĩa của câu tục ngữ là: sự tích cực, chủ động, ham học hỏi sẽ giúp chúng ta vững vàng trong nghề nghiệp.
Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực?
A. Ăn vóc học hay.
B. Học hành vất vả kết quả ngọt bùi.
C. Học thầy không tày học bạn.
D. Học trò đèn sách hôm mai.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Học hành vất vả kết quả ngọt bùi là Câu tục ngữ nào dưới đây nói về ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực: Sự cần cù, chăm chỉ trong học tập sẽ giúp ta có được thành quả tốt.
Câu 13. Bạn nào dưới đây đã học tập tự giác, tích cực?
A. Bạn Q thường nhờ các bạn học giỏi trong lớp làm giúp bài tập rồi chép.
B. Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học.
C. Bạn C thường xuyên mang sách Tiếng anh ra làm bài trong các giờ học khác.
D. Bạn N ngồi vào bàn học đúng giờ nhưng tay vẫn cầm điện thoại nhắn tin.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Bạn A luôn hăng hái tham gia phát biểu để xây dựng bài học đã thể hiện tinh thần tự giác, tích cực trong học tập.
Câu 14. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta ngày càng tiến bộ.
B. Chúng ta chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi sắp tới kì kiểm tra.
C. Xây dựng kế hoạch học tập khoa học là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
D. Tự giác, tích cực học tập giúp chúng ta rèn luyện tính tự tập, tự chủ và kiên trì.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Chỉ cần tự giác, tích cực học tập khi tới đợt kiểm tra thể hiện ý thức học tập chưa cao, học đối phó. Điều đó, sẽ không mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Câu 15. Trong giờ học môn Ngữ văn, mặc dù hiểu bài và biết câu trả lời nhưng bạn C không giơ tay phát biểu. Nếu là bạn của C, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây?
A. Khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu.
B. Nói với cô giáo là bạn C biết câu trả lời
C. Mặc kệ bạn vì đó là quyền của bạn.
D. Không quan tâm vì không phải việc của mình.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Trong trường hợp này nên khuyên bạn mạnh dạn, tự tin giơ tay phát biểu vì sẽ giúp cho bạn rèn luyện được nhiều kĩ năng: thuyết trình, tự tin nói trước đám đông.
Phần 2. Lý thuyết GDCD 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
– Học tập tự giác, tích cực là chủ động, cố gắng tự mình thực hiện tốt nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở, khuyên bảo.
– Học tập tự giác, tích cực biểu hiện ở:
+ Có mục đích và động cơ học tập đúng đắn;
+ Chủ động, tích cực trong thực hiện nhiệm vụ học tập (học và làm bài đầy đủ hăng hái phát biểu xây dựng bài, tích cực hợp tác khi học nhóm,…);
+ Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì trong học tập;
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập cụ thể, phù hợp với năng lực của bản thân.
Hăng hái phát biểu xây dựng bài |
Kiên trì học tập dù gia đình khó khăn |
2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực
– Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta:
+ Không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập;
+ Rèn luyện được tính tự lập, tự chủ, ý kiến kiên cường, bền bỉ
+ Thành công trong cuộc sống và được mọi người tin yêu, quý mến.
– Cần góp ý nhắc nhở những bạn chưa tự giác tích cực trong học tập để các bạn đạt kể quả tốt hơn.
Chủ động, tự giác học tập giúp học sinh đạt được kết quả cao
Xem thêm các bài trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4: Giữ chữ tín
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng