Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 10: Văn bản thông tin
Bài tập 1 trang 103, 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu chuẩn bị bài và trong khi đọc văn bản.
Câu 1 trang 103 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc trước văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa; tìm hiểu thêm về các phương tiện được nói đến trong văn bản này. Ghi tóm tắt một số thông tin (chưa đề cập trong văn bản) mà em đã tìm được về các phương tiện đó.
Trả lời:
Dân tộc miền núi phía Bắc di chuyển bằng cách đi bộ, một số dân tộc thì sử dung thuyền vận chuyển, lưu thông trên sông suối lớn. Người Sán Dìu dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương, chở lúa, hoa màu, củi về nhà. Người Hmông thường cưỡi ngựa, dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa hay đi chợ. Người Tây Nguyên dùng sức voi, sức ngựa vào vận chuyển.
Câu 2 trang 103 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Em biết những dân tộc thiểu số nào trên đất nước ta? Người dân của các dân tộc đó sử dụng phương tiện nào để vận chuyển?
Trả lời:
Một số dân tộc thiểu số trên đất nước ta: Thái, Cao Lan, Mường, Mông, Ê-đê. Những người dân tộc này họ thường sử dụng ngựa, hoặc voi khi di chuyển trên cạn.
Câu 3 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách nào?
Trả lời:
Văn bản triển khai ý tưởng và thông tin theo cách phân loại đối tượng để giải thích, chứng minh.
Câu 4 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Phần (1) nhắc đến các phương tiện vận chuyển nào? Mỗi phương tiện đó gắn với những dân tộc nào?
Trả lời:
– Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam… (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống…) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.
– Ngoài ra họ còn sử dụng bè, mảng tương đối phổ biến
– Người Kháng thường xuyên sử dụng thuyền độc mộc đuôi én
– Người Sán Dìu còn khá phổ biến trong việc dùng xe quệt trâu kéo để vận chuyển phân bón ra ruộng nương chở lúa hoa màu, củi về nhà
– Người Mông (H mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa.
Câu 5 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Chỉ ra sự phù hợp của các phương tiện vận chuyển đối với các đặc điểm của những dân tộc được nhắc đến trong phần (1) của văn bản.
Trả lời:
– Người Mông (H mông), Hà Nhi, Dao thường cưỡi ngựa và dùng sức ngựa để vận chuyển đồ đạc, hàng hóa. Vì di chuyển ưu việt, nhất là ở những vùng núi hiểm trở.
– Một số tộc người sinh sống ở ven sông Đà, sông Mã, hay sông Lam… (người Kháng, người La Ha, người Mảng, người Thái, người Cống…) đã biết đóng thuyền và sử dụng thuyền vận chuyển, lưu thông bằng thuyền trên sông suối lớn.Vì ở đây sông, suối là con đường lưu thông chủ yếu của họ.
Câu 6 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Người Tây Nguyên sử dụng các phương tiện vận chuyển nào?
Trả lời:
– Người Tây Nguyên dùng sức voi, ngựa, vào việc vận chuyển để vận chuyển và lưu thông trên sông họ sử dụng thuyền độc mộc.
Câu 7 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Việc đưa tên các tài liệu tham khảo vào cuối bài viết nhằm mục đích giúp người đọc có thể tìm đọc thêm các tác phẩm có liên quan. Ngoài ra, khẳng định tính minh bạch của một tác phẩm văn học, nó được sưu tầm, học hỏi, tham khảo từ những nguồn tài liệu nào.
Bài tập 2 trang 104, 105, 106 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.
Câu 1 trang 104 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa cung cấp những thông tin chính nào? Tóm tắt các thông tin đó bằng cách hoàn thiện sơ đồ sau:
Trả lời:
Câu 2 trang 105 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tác giả đã triển khai thông tin theo cách nào? Nêu tác dụng của cách thức triển khai ấy.
Trả lời:
– Tác giả đã triển khai thông tin theo cách phân loại đối tượng để giải thích, chứng minh.
– Tác dụng: làm rõ vấn đề, logic, người đọc dễ nắm bắt.
Câu 3 trang 105 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Có những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng? Các phương tiện đó có đặc điểm gì? Vì sao chúng được sử dụng?
Trả lời:
Những phương tiện vận chuyển nào được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thế kỉ X – XVIII sử dụng là thuyền, ngựa, voi,… Các phương tiện đó đều là những phương điện đơn giản, không cần động cơ. Chúng được sử dụng để giúp cho việc di chuyển và vận chuyển của người dân thuận tiện hơn.
Câu 4 trang 106 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Nêu tác dụng của việc trích dẫn và đưa tên các tài liệu tham khảo vào văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa.
Trả lời:
Cước chú và các tài liệu tham khảo vào văn bản, trích dẫn các tài liệu có tác dụng làm rõ ý, giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề được nói đến.
Câu 5 trang 106 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tóm tắt ngắn gọn những thông tin em đã tìm hiểu về các phương tiện vận chuyển được các dân tộc thiểu số ở Việt Nam sử dụng trong cuộc sống hiện nay. Chỉ ra những sự thay đổi về việc sử dụng các phương tiện vận chuyển ở những dân tộc thiểu số này (nếu có) và lí giải nguyên nhân của sự thay đổi đó?
Trả lời:
Một số dân tộc đã sử dụng xuồng máy, xe kéo, xe thồ. Các phương tiện này sẽ giúp việc di chuyển vận chuyển nhanh chóng hơn, năng xuất lao động cũng phát triển hơn. Đây là sự phát triển theo hướng tích cực thể hiện các dân tộc họ không đứng im mà từng ngày thay đổi, phát triển để tiến bộ hơn.