Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
PHẦN 1: ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Văn bản (1)
THÁNG GIÊNG MƠ VỀ TRĂNG NON RÉT NGỌT
(Trích, Vũ Bằng)
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Năng lực:
– HS nhận biết được chất trữ tình, cái tôi tác giả, ngôn ngữ của tuỳ bút.
+ Bài tuỳ bút thể hiện dòng cảm xúc của một người con xa quê hồi nhớ mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cái tôi tác giả được thể hiện thông qua các yếu tố như hoàn cảnh sáng tác, những rung động tâm hồn, cách cảm, cách nhìn về khung cảnh mùa xuân.
+ Lời văn cúa bài tuỳ bút giàu hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm.
– HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của VB: Bài tuỳ bút biểu lộ tình yêu, sự gắn bó tha thiết với quê hương, gia đình của tác giả. Qua những rung động tinh tế của một tâm hồn nhạy cảm, sức sống con người và hương sắc đất trời Hà Nội – miền Bắc vào tháng Giêng hiện lên như một sự khởi đầu cho dòng hồi tưởng (với mỗi tháng là một khung cảnh, câu chuyện), “sống lại” với quá khứ đầy thương nhớ.
2. Phẩm chất:
Thêm yêu quý cảnh sắc, con người của quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên
– Máy tính, máy chiếu
– Giáo án; ppt;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:
– SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
– Hoàn thành các câu hỏi, phiếu học tập cô giáo giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
a. Mục tiêu: Định hướng học sinh vào nội dung bài học.
b. Nội dung: HS trao đổi nhóm về nội dung được nêu trong SHS:
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
|
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:
1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân;
2. Điều em thích nhất ở mùa xuân.
GV có thể cho HS xem một đoạn phim ngắn, tranh, ảnh, nghe một bài hát,… về mùa xuân. GV có thể giới thiệu sơ lược những tín hiệu thẩm mĩ trong bức tranh Chợ hoa đào ở SHS, trang 108 (không khí của Hà Nội khi xuân về, trang phục của phụ nữ,…).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, huy động kiến thức từ hoạt động ở tiết học trước.
Bước 3. Thảo luận, báo cáo
HS trả lời
Bước 4. Kết luận, nhận định
GV dẫn vào bài mới, HS tiếp nhận thông tin bài học.
Mùa xuân về làm khơi dậy sức sống trong lòng mỗi người, làm bừng dậy lòng yêu đời, khát khao mãnh liệt về sự sống và tình yêu thương. Vậy trong tâm tưởng của nhà văn Vũ Bằng- người con xa quê thì mùa xuân quê hương mang những nét đẹp nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay. …
|
1. Những bài hát, tranh, ảnh về mùa xuân: học sinh có thể sưu tầm tên bài hát, tranh ảnh…;
2. Điều em thích nhất ở mùa xuân: thời tiết, không khí, chợ xuân, ngày Tết…
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (khoảng 30 phút)
a) Mục tiêu
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
Nhiệm vụ 4: Tổng kết
b) Nội dung
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
HS nêu được những nét chính về nhà văn Vũ Bằng và văn bản “ Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt” trích tác phẩm “Thương nhớ Mười Hai”.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mã thể loại
Yêu cầu HS chỉ ra được đề tài, phương thức biểu đạt, tính chất trữ tình và ngôn ngữ của bài tuỳ bút
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung văn bản
– Nội dung 1: Tìm hiểu không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội và không gian gia đình (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng)
– Nội dung 2: Tìm hiểu sức sống của thiên nhiên và con người trước mùa xuân.
– Nội dung 3: Tìm hiểu dấu ấn cá nhân của tác giả và sự tác động của lời văn tới người đọc
Nhiệm vụ 4: Tổng kết
Phiếu học tập số 1:
Không gian thiên nhiên và không gian gia đình trước mùa xuân
|
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
– Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng)
|
|
– Tìm được những chi tiết miêu tả không gian gia đình.
|
|
– Nhận xét về không gian mùa xuân của thiên nhiên và không gian gia đình.
|
|
Phiếu học tập số 2:
Sức sống của thiên nhiên, con người trước mùa xuân
|
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
– Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của thiên nhiên trước mùa xuân.
|
|
– Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của con người trước mùa xuân.
|
|
– Nhận xét về sức sống của thiên nhiên và con người trước mùa xuân.
|
|
Phiếu học tập số 3:
Dấu ấn cá nhân của tác giả và sự tác động tới người đọc
|
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
Tác giả đã triển khai bài tuỳ bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân’’ như thế nào?
|
|
Trong đoạn trích, khi nói về mùa xuân, tác giả dùng các cụm từ như mùa xuân của tôi, mùa xuân thân thánh của tôi, mùa xuân của Hà Nội thân yêu. Cách viết này cho em hiểu điều gì về cuộc sống và tình cảm riêng của người viết?
|
|
Chọn một câu văn cho thấy lời văn của bài tuỳ bút như lời trò chuyện tâm tình. Theo em, đặc điểm đó cùa lời văn có tác động như thế nào đến cảm nhận của người đọc?
|
|
c) Sản phẩm:
– Nội dung 1: HS chỉ ra được đề tài, phương thức biểu đạt, tính chất trữ tình và ngôn ngữ của bài tuỳ bút
– Nội dung 2:
Phiếu học tập số 1:
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
– Tìm chi tiết miêu tả không gian đặc trưng của mùa xuân Hà Nội (vào đầu tháng Giêng và sau rẳm tháng Giêng)
|
– Không gian Hà Nội vào mùa xuân khoảng đầu tháng Giêng: mưa riêu riêu; gió lảnh lạnh; tiếng nhạn kêu trong đêm xanh; tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa; câu hát huê tình, đất trời mang mang; đường sá không còn lấy lội nữa; cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa;…
– Không gian Hà Nội vào mùa xuân khoảng sau rằm tháng Giêng: đào hơi phai nhưng nhuỵ vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại lại nức một mùi hương man mác; mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ; bầu trời đã có những vệt xanh tươi; đã có hoa thiên lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa; nến trời trong có những làn sáng hổng;… Đặc biệt, khung cảnh đêm trăng tháng Giêng trong cái rét ngọt đầu năm được miêu tả giàu sức gợi: đêm xanh biêng biếc, có mưa dầy, nhìn rõ từng cánh sếu bay, trời vẫn rét một cách tình tứ nên thơ, có những đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc.
|
– Tìm được những chi tiết miêu tả không gian gia đình.
|
nhang trầm, đèn nến, bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đếm, trên kính dưới nhường, bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ Tổ tiên, bữa cơm giản dị có cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh…
|
– Nhận xét về không gian mùa xuân của thiên nhiên và không gian gia đình.
|
– Không gian mùa xuân: đẹp, thanh bình, mang những nét đặc trưng của miền Bắc.
– Không gian gia đình ấm cúng, sum vầy, chuyển dịch về với sinh hoạt đời thường êm đềm sau tết
|
Phiếu học tập số 2:
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
– Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của thiên nhiên trước mùa xuân.
|
– Sức sống của thiên nhiên: rạo rực nhựa sống trong cảnh mai, gốc đảo. chổi mận ở ngoải vườn; đồi núi chuyền mình, sông hồ rung động; sông xanh, núi tím; máu cũng căng lên trong lộc của loài nai; mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ;…
|
– Tìm những chi tiết miêu tả sức sống của con người trước mùa xuân.
|
– Sức sống của con người: nghe như lòng mình say sưa một cái gì đó – có lẽ là sự sống; nhựa sổng ở trong người căng lên; tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, đập mạnh hơn; “sống” lại và thèm khát yêu thương, thấy ai cũng muốn yêu thương; trong lòng như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan; cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa;…
|
Nêu nhận xét:
– Tác động của mùa xuân tới thiên nhiên, con người
– Cách tác giả diễn tả cảm giác của lòng mình khi mùa xuân đến.
|
– Mùa xuân gợi sức sống mãnh liệt cho thiênnhiwwn và gợi niềm yêu cuộc sống, hướng con người đến những giá trị tinh thần tốt đẹp, truyền thống.
– Tác giả diễn tả những cảm giác vô hình, khó nắm bắt bằng những hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi; bằng những so sánh dễ hình dung; bằng cách nói mới lạ, thú vị,…
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 110
Giáo án Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt
Giáo án Chuyện cơm hến
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 116
Giáo án Hội lồng tồng
Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,