Tin học lớp 6 Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản
A. Lý thuyết Tin học 6 Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản
1. Định dạng văn bản, trình bày trang và in
– Bước 1: Soạn thảo câu chuyện
– Bước 2: Thực hiện định dạng văn bản và căn lề trang
Định dạng kí tự: Font Times New Roman, in nghiêng, chữ màu xanh, tiêu đề có chữ màu đỏ, căn biên chính giữa trang, chọn các từ “rubik”, “chiếc quạt”, “tấm thẻ lưu niệm” trong đoạn thứ nhất để định dạng chữ đậm và gạch chân nét đơn; chọn các số để định dạng.
Định dạng đoạn: Sử dụng các lệnh trong nhóm Paragraph để: chọn dòng tiêu đề và chọn độ dãn dòng 1,5; chọn tất cả các đoạn dưới dòng tiêu đề để cân biên đều hai bên, di dòng 1,15; thêm độ dãn cách các đoạn (dùng Add Space Before Paragraph và Add Space After Paragraph).
Định dạng trang
+ Sử dụng các lệnh trong nhóm Page Setup.
+ Chọn một mẫu lề phù hợp.
– Bước 3: Lưu văn bản
Lưu văn bản với tên tệp là “Chuyến tham quan đáng nhớ”.
– Bước 4: In văn bản
Nháy bảng chọn File để mở vùng chọn in và nháy lệnh Print để in.
2. Tìm kiếm và Thay thế
Thay mỗi từ “Tý” bằng cụm từ “bạn Tý”.
– Nháy chuột vào lệnh Replace ở cuối dải lệnh Home.
– Trong hộp thoại Find and Replace, nhập từ “Tý” trong ô Find what và nhập từ “bạn Tý” trong ô Replace with, sau đó nháy nút lệnh Replace All để thay thế tất cả những từ tìm được.
B. 14 câu trắc nghiệm Tin học 6 Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản
Câu 1: Để tìm kiếm và thay thế em sử dụng hộp thoại:
A. Page Setup
B. Find and Replace
C. Insert Picture
D. Font
TRẢ LỜI: Để tìm kiếm và thay thế em sử dụng hộp thoại: Find and Replace
Đáp án: B
Câu 2: Công cụ nào của chương trình soạn thảo văn bản Word cho phép tìm nhanh các cụm từ trong văn bản?
A. Lệnh Find trong nhóm Editing của dải lệnh Home
B. Lệnh Find and Replace trong nhóm Editing của dải lệnh Home
C. Lệnh Search trong bảng chọn File
D. Lệnh Replace trong bảng chọn Edit
TRẢ LỜI: Công cụ của chương trình soạn thảo văn bản Word cho phép tìm nhanh các cụm từ trong văn bản là: Lệnh Find trong nhóm Editing của dải lệnh Home
Đáp án: A
Câu 3: Thông thường trang văn bản được trình bày theo các dạng nào?
A. Dạng trang đứng
B. Dạng trang nằm ngang
C. Dạng trang nằm nghiêng
D. Cả a và b đều đúng
TRẢ LỜI: Thông thường trang văn bản được trình bày theo các dạng trang đứng.
Đáp án: A
Câu 4: Sau khi sử dụng lệnh Find trong bảng chọn Edit để tìm được một từ, muốn tìm cụm tiếp theo, em thực hiện ngay thao tác nào dưới đây?
A. Nháy nút Find Next
B. Nhấn nút Next
C. Nhấn phím Delete
D. Tất cả ý trên
TRẢ LỜI: Sau khi sử dụng lệnh Find trong bảng chọn Edit để tìm được một từ, muốn tìm cụm tiếp theo, em thực hiện ngay thao tác nháy nút Find Next.
Đáp án: A
Câu 5: Để căn lề chính giữa cho bài thơ ta thực hiện chọn toàn bộ bài thơ, sau đó:
A. Nháy vào biểu tượng center trên thanh công cụ
B. Nháy tổ hợp phím Ctrl+ E
C. Cả hai đáp án A, B đều đúng
D. Cả hai đáp án A, b đều sai.
TRẢ LỜI: Để căn lề chính giữa bài thơ, chọn cả bài thơ rồi nháy chuột vào lệnh căn biên giữa.
Đáp án: C.
Câu 6: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện:
A. Chọn thẻ home -> Editing -> Find
B. Nhấn tổ hợp CTRL + F
C. Tất cả 2 đáp án đều đúng
D. Tất cả 2 đáp án đều sai
TRẢ LỜI: Để tìm kiếm từ “Học tập” trong văn bản ta cần thực hiện theo 2 cách:
+ Chọn thẻ home -> Editing -> Find
+ Nhấn tổ hợp CTRL + F
Đáp án: C.
Câu 7: Trình bày trang văn bản là thay đổi các yêu cầu cơ bản sau:
A. Kiểu dáng, vị trí của các kí tự.
B. Hướng trang giấy, lề trang, …
C. Kiểu căn lề: căn lề trái, căn lề phải, căn lề giữa, căn thẳng 2 lề.
D. Tất cả đều sai.
TRẢ LỜI: Trình bày trang văn bản là thay đổi các yêu cầu:
+ Chọn hướng trang: trang đứng hay trang nằm ngang.
+ Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.
Đáp án: B.
Câu 8: Điền vào chỗ trống để hoàn thành các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.
B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.
B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);
B3: ………………………………………………………………………………………
A. Nháy chuột vào nút Find next để thay thế tất cả.
B. Nháy chuột vào nút Replace để thay thế tất cả.
C. Nháy chuột vào nút ReplaceAll để thay thế tất cả.
D. Nháy chuột vào nút Cancel để thay thế tất cả.
TRẢ LỜI:Các bước thay thế tất cả các từ “sa pa” thành “Sa Pa” trong đoạn văn.
B1: Chọn Edit → Replace hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl+H để mở hộp thoại Find and Replace.
B2: Gõ cụm từ cần tìm kiếm vào ô Find What và gõ cụm từ thay thế vào ô Replace with (Thay thế bằng);
B3: Nháy chuột vào nút ReplaceAll để thay thế tất cả.
Đáp án: C
Câu 9: Theo em nên định dạng văn bản trong khi soạn thảo hay soạn xong thì mới định dạng?
A. Soạn xong mới định dạng
B. Vừa soạn Vừa định dang
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai.
TRẢ LỜI: Khi soạn xong nội dung văn bản rồi mới thực hiện các thao tác định dạng.
Đáp án: A.
Câu 10: Để chèn ảnh vào bài viết liên quan đến “tấm gương vượt khó học giỏi của cô bé mồ côi”. Em có thể lấy ảnh ở đâu ?
A. Internet
B. Điện thoại
C. Máy tính chứa ảnh
D. Tất cả đáp án trên
TRẢ LỜI: Để chèn ảnh vào bài viết liên quan đến “tấm gương vượt khó học giỏi của cô bé mồ côi”. Em có thể lấy ảnh trên Internet, điện thoại, máy tính chứa ảnh.
Đáp án : D
Câu 11: Phát biểu sai là tìm kiếm, thay thế?
A. Để thay thế lần lượt từng từ hoặc cụm từ được tìm kiếm em sử dụng nút “Replace”.
B. Công cụ “Find” giúp tìm thấy tất cả các từ cần tìm trong văn bản.
C. Nên cẩn trọng trong khi sử dụng lệnh “Replace All” vì việc thay thế tất cả các từ có thể làm nội dung văn bản không chính xác.
D. Để thực hiện chức năng tìm kiếm văn bản, em chọn lênh Find trong thẻ View.
TRẢ LỜI:
– Công cụ “Find” giúp tìm thấy tất cả các từ cần tìm trong văn bản → Đúng.
– Nên cẩn trọng trong khi sử dụng lệnh “Replace All” vì việc thay thế tất cả các từ có thể làm nội dung văn bản không chính xác → Đúng.
– Để thay thế lần lượt từng từ hoặc cụm từ được tìm kiếm em sử dụng nút “Replace” → Đúng.
– Để thực hiện chức năng tìm kiếm văn bản, em chọn lênh Find trong thẻ View → Sai.
Đáp án: D.
Câu 12: Tìm kiếm gồm có 3 bước, sắp xếp lại các bước theo đúng trật tự:
a. Nháy chuột vào thẻ Home.
b. Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter.
c. Trong nhóm lệnh Editing \ Find.
Trật tự sắp xếp:
A. a – b – c
B. a – c – b
C. c – a – b
D. b – a – c
TRẢ LỜI: Các bước tìm kiếm:
+ Nháy chuột vào thẻ Home.
+ Trong nhóm lệnh Editing \ Find.
+ Gõ từ, cụm từ cần tìm rồi nhấn phím Enter
Đáp án: B.
Câu 13: Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:
1. Nháy chuột vào bảng chọn Edit → Find → xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
2. Nhập từ cần tìm vào hộp [……..].
3. Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.
A. Find Next.
B. Find What.
C. Find.
D. Edit.
TRẢ LỜI: Để tìm nhanh 1 từ hay 1 dãy các kí tự, ta thực hiện như sau:
1. Nháy chuột vào bảng chọn Edit → Find → xuất hiện hộp thoại Find and Replace.
2. Nhập từ cần tìm vào hộp Find What.
3. Nhấn chọn nút Find Next trên hộp thoại để thực hiện tìm.
Đáp án: B.
Câu 14: Em hãy quan sát và cho biết văn bản sau đây đã được gán những thuộc tính định dạng đoạn nào?
A. Kiểu chữ và cỡ chữ được định dạng.
B. Khoảng cách giữa các dòng và giữa các đoạn cho thấy văn bản được quy định độ dãn dòng và độ dãn đoạn.
C. Cả hai đoạn văn bản được căn biên đều hai bên.
D. Cách bố trí của hai đoạn cho thấy đoạn bên trên được thiết lập độ lệch so với lề phải; đoạn bên dưới được thiết lập độ lệch so với lề trái.
E. Tất cả những đáp án trên đều đúng
TRẢ LỜI: Nhìn văn bản ta có thể nhận thấy:
– Kiểu chữ và cỡ chữ được định dạng.
– Khoảng cách giữa các dòng và giữa các đoạn cho thấy văn bản được quy định độ dãn dòng và độ dãn đoạn.
– Cả hai đoạn văn bản được căn biên đều hai bên.
– Cách bố trí của hai đoạn cho thấy đoạn bên trên được thiết lập độ lệch so với lề phải; đoạn bên dưới được thiết lập độ lệch so với lề trái.
Đáp án: D
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 2: Trình bày trang, định dạng và in văn bản
Lý thuyết Bài 3: Thực hành tìm kiếm, thay thế và định dạng văn bản
Lý thuyết Bài 4: Trình bày thông tin ở dạng bảng
Lý thuyết Bài 5: Thực hành tổng hợp về soạn thảo văn bản
Lý thuyết Bài 6: Sơ đồ tư duy