trọn bộ Giáo án Tin học 6 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Tiết theo KHBD: ………
BÀI 04: BIỂU DIỄN VĂN BẢN, HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRONG MÁY TÍNH
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
– Biết được bit là gì.
– Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính.
– Biết được thế nào là số hóa dữ liệu.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
– Năng lực tự học: HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh giải quyết được các yêu cầu học tập của giáo viên.
2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa):
– Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức.
Năng lực C (NLc):
– Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm.
Năng lực D (NLd):
– Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học
Năng lực E (NLe):
– Năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và kinh tế tri thức.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
– Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
– Chăm chỉ: thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
– Trung thực: thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
– Trách nhiệm: vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào thực tế cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
– Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
– GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo
– HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
– HS hứng thú cho việc tìm hiểu bài mới
b) Nội dung:
– Tìm hiểu phần khởi động
c) Sản phẩm:
– Đáp án các câu hỏi.
1. Con số và ký hiệu
2. Nốt nhạc
3. B, C, D.
4. B
5. D
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung
|
* GV giao nhiệm vụ học tập
– GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh tay hơn”. GV chuẩn bị các câu hỏi:
Câu hỏi :
Để tính toán, chúng ta biểu diễn thông tin dưới dạng các…..và……
Để biểu diễn một bản nhạc người ta dùng các…….
Để nói chuyện với người khiếm thính hoàn toàn, người ta có thể:
Nói hoặc đọc thật to
Vẽ hoặc viết ra giấy
Dùng điệu bộ của nét mặt hoặc cử chỉ của bàn tay.
Cho xem những tấm ảnh.
4. Để truyền đạt thông tin tới người bị khiếm thị hoàn toàn, người ta có thể:
Vẽ hoặc viết ra giấy
Đọc nội dung ghi trên giấy hoặc cho nghe một bài hát.
Cho xem những bức ảnh.
Nhấp nháy đèn tín hiệu.
5. Trong máy tính thông tin được biểu diễn như thế nào?
Thông tin được biểu diễn văn bản.
Thông tin được biểu diễn hình ảnh.
Thông tin được biểu diễn âm thanh.
Thông tin được biểu diễn dưới dạng dãy bit.
* HS thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh ngồi ổn định theo vị trí phân chia của giáo viên.
– Cá nhân nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.
* Báo cáo, thảo luận
– GV thông báo hết giờ suy nghĩ, yêu cầu học sinh trả lời.
– Đại diện học sinh có đáp án nhanh nhất trả lời câu hỏi
– GV Yêu cầu các học sinh khác đối chiếu, nhận xét.
* Kết luận, nhận định
– GV: Thông qua các học sinh tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh (ghi điểm cho từng học sinh) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
|
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)
Hoạt động 2.1: Khái Niệm bit (12 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được bit là gì
b) Nội dung: Tìm hiểu hoạt động 1.
c) Sản phẩm:
– Nắm được khái niệm bit
– Biết bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
|
Nội dung
|
* GV giao nhiệm vụ học tập 1
– GV yêu cầu học sinh đọc ví dụ SGK và trả lời các câu hỏi. Nhóm 1 và 3 thực hiện yêu cầu 1. Nhóm 2 và 4 thực hiện yêu cầu 2 trong thời gian 5 phút.
Câu lạc bộ “Xanh + Đỏ” của các chú Vẹt máy có quy ước như sau: Mỗi chú Vẹt thành viên phải đeo thẻ gồm một số ô tròn cạnh nhau, mỗi ô tròn có màu “xanh” hoặc màu “đỏ”. Ban đầu câu lạc bộ chỉ có bốn thành viên. Thẻ chỉ gồm hai ô tròn và bốn chú Vẹt khác nhau đeo bốn thẻ khác nhau (hình 1)
– YC1: Có thể tạo ra một thẻ mới (vẫn chỉ gồm hai ô tròn) cho thành viên thứ năm hay không? Chú ý rằng thẻ mới phải khác với bốn thẻ đã có.
– YC2: Nếu mỗi thẻ gồm ba ô tròn thì có thể tạo được năm thẻ khác nhau cho 5 chú vẹt không?
* HS thực hiện nhiệm vụ 1
– Các nhóm nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 1
– GV thông báo hết giờ thảo luận, trao đổi đề nghị các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
– Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả.
– GV yêu cầu nhóm còn lại đối chiếu, nhận xét, đánh giá.
– GV chiếu kết quả cho học sinh đối chiếu.
* Kết luận, nhận định 1
– GV thông qua các nhóm tự nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ của từng nhóm (ghi điểm cho nhóm nhanh nhất) và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
– YC1: Không thể tạo ra một thẻ mới mà vẫn chỉ có hai ô tròn được, vì đã hết thứ tự sắp xếp các ô tròn cho khác nhau
– YC2: Nếu mỗi thẻ gồm 3 ô tròn thì vẫn tạo được 5 thẻ khác nhau cho 5 chút vẹt: Ví dụ thẻ 5: ba ô tròn đỏ, hoặc tròn xanh ở giữa hai tròn đỏ…
* GV giao nhiệm vụ học tập 2
? Với 3 ô tròn khác nhau nhưng chỉ với 2 màu xanh và đỏ, hãy biểu diễn hết tất cả các thẻ có thể có cho các chú vẹt?
– GV yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện vào bảng nhóm với thời gian 5 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ 2
– Các nhóm nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận, trao đổi để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
* Báo cáo, thảo luận 2
– GV thông báo hết giờ thảo luận, trao đổi đề nghị các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
– Đại diện nhóm nhanh nhất lên báo cáo kết quả.
– GV yêu cầu các nhóm còn lại đối chiếu, nhận xét, đánh giá.
– GV chiếu kết quả cho học sinh đối chiếu.
* Kết luận, nhận định 2
– Như vậy, 3 ô tròn khác nhau với 2 màu xanh và đỏ ta có thể tạo ra được số thẻ khác nhau cho mỗi chú vẹt.
– Nếu thay màu xanh bằng kí hiệu “0” và màu đỏ bằng kí hiệu “1” thì mỗi thành viên câu lạc bộ có một thẻ số. Dù câu lạc bộ có bao nhiêu chú Vẹt thì vẫn có thể đảm bảo các thẻ là khác nhau, miễn là dãy kí hiệu “0”, “1” đủ dài. Với cách biểu diễn như vậy người ta gọi đó là bit.
* GV giao nhiệm vụ học tập 3
– GV đặt câu hỏi: Bit là gì?
– GV cho học sinh hoạt động cá nhân suy nghĩ trong vòng 1 phút.
* HS thực hiện nhiệm vụ 3
– HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
* Báo cáo, thảo luận 3
– GV thông báo hết giờ, gọi đại diện học sinh trả lời.
– Đại diện học sinh trả lời câu hỏi
– GV yêu cầu các học sinh khác nhận xét, ý kiến bổ xung…
* Kết luận, nhận định 3
– GV: Thông qua các học sinh nhận xét, đánh giá với nhau thì GV đưa ra nhận xét chung về kết quả thực hiện nhiệm vụ và đưa ra đáp án, kết quả chuẩn nhất cho nội dung trên.
|
1. Khái Niệm Bit
– Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn và lưu trữ thông tin.
– Bit chỉ có thể nhận một trong hai trạng thái kí hiệu là “0” và “1”.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 16 trang, trên đây trình bày tóm tắt 7 trang của Giáo án Tin học 6 Cánh diều Bài 4: Biểu diễn văn bản trong máy tính.
Xem thêm các bài giáo án Tin học 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 5: Dữ liệu trong máy tính
Giáo án Bài 1: Khái niệm và lợi ích của mạng máy tính
Giáo án Bài 2: Các thành phần của mạng máy tính
Giáo án Bài 3: Mạng có dây và mạng không dây
Giáo án Bài 4: Thực hành về mạng máy tính
Giáo án Tin học 6 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu có đáp án, ấn vào đây