Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 39, 40, 41, 42, 43 Bài 9: Bầu trời trong quả trứng
Bài 9: Bầu trời trong quả trứng trang 39, 40
Khởi động
Cùng nhau đóng vai nói lời trò chuyện của các chú gà con mới nở với chú gà con ở trong quả trứng.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và đóng vai chú gà con mới nở và chú gà còn ở trong quả trứng dựa vào suy nghĩ và tưởng tượng của bản thân.
Lời giải:
Gà con: Ôi, cuộc sống bên ngoài mới đẹp làm sao! Mẹ ơi! Mẹ của chúng con đây rồi. Đây là ai thế mẹ? (chỉ vào quả trứng)
Gà trong quả trứng: Ai gọi em đấy? Là anh chị đúng không ạ? Em đây, em út gà con của anh chị đây!
Gà con: Ôi em của chúng tôi sao? Sao em còn chưa ra?
Gà trong quả trứng: Em chưa thể ra được, vỏ của em còn chưa vỡ. Anh chị chờ em với nhé!
Bài đọc
BẦU TRỜI TRONG QUẢ TRỨNG
(Trích)
Tôi kể với các bạn
Một màu trời đã lâu
Đó là một màu nâu …
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Một vòm trời như nhau:
Bầu trời trong quả trứng.
Tôi chưa kêu “chiếp chiếp”
Chẳng biết tìm giun, sâu
Đói, no chẳng biết đâu
Cứ việc mà yên ngủ…
Tôi cũng không hiểu rõ
Tôi sinh ra vì sao
Tôi đập vỡ màu nâu
Bầu trời trong quả trứng
Bỗng thấy nhiều gió lộng
Bỗng thấy nhiều nắng reo
Bỗng tôi thấy thương yêu
Tôi biết là có mẹ
Đói, tôi tìm giun dế
Ăn no xoải cánh phơi…
Bầu trời ở bên ngoài
Sao mà xanh đến thế.
(Xuân Quỳnh)
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 40 Câu 1: Gà con kể với các bạn thế nào về bầu trời trong quả trứng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ sau để tìm câu trả lời:
Đó là một màu nâu …
Bầu trời trong quả trứng
Không có gió có nắng
Không có lắm sắc màu
Lời giải:
Gà con kể với các bạn về bầu trời trong quả trứng: chỉ có một màu nâu, không có gió, không có nắng, không có lắm sắc màu.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 40 Câu 2: Gà con thấy bầu trời và cuộc sống bên ngoài có gì khác với bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải:
Bầu trời và cuộc sống bên trong quả trứng |
Bầu trời và cuộc sống bên ngoài |
|
Bầu trời |
Chỉ có một màu nâu Không có gió có nắng Không có lắm sắc màu |
Nhiều gió lộng Nhiều nắng reo Bầu trời ở bên ngoài Sao mà xanh đến thế |
Cuộc sống |
Tôi chưa kêu “chiếp chiếp” Chẳng biết tìm giun, sâu Đói, no chẳng biết đâu Cứ việc mà yên ngủ… |
Tôi biết là có mẹ Đói, tôi tìm giun dế Ăn no xoải cánh phơi… |
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 40 Câu 3: Theo em, gà con thích cuộc sống nào hơn? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ, dựa vào nội dung bài thơ và cảm nhận của bản thân để suy nghĩ và trả lời.
Lời giải:
Theo em, qua cách gà con cảm nhận, miêu tả về bầu trời bên ngoài và bên trong quả trứng, có thể thấy gà con thích cuộc sống bên ngoài quả trứng hơn. Vì ở đó gà con có mẹ, có thể tìm thức ăn, có thể nhìn thấy cuộc sống, nhìn thấy bầu trời thật xanh.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 40 Câu 4: Đóng vai gà con, kể tiếp những vui buồn của mình kể từ ngày sống dưới bầu trời xanh theo tưởng tượng của em.
Phương pháp giải:
Em đóng vai gà con, dựa vào tưởng tượng của bản thân để kể tiếp cuộc sống từ ngày sống dưới bầu trời xanh.
Lời giải:
Từ ngày sống dưới bầu trời bên ngoài tôi càng cảm nhận được những điều mới lạ khác xa so với bầu trời màu nâu bên trong lớp vỏ trứng kia. Đầu tiên, tôi cảm nhận được nhiều hơn tình yêu thương vô bờ bến mà mẹ dành cho chúng tôi. Không chỉ vậy, chúng tôi còn được thưởng thức nhiều thức ăn hơn ngoài giun dế là: rau xanh và nhiều loại thức ăn khác. Ngoài ra tôi còn nhận thấy không chỉ có mỗi bầu trời có sắc màu xanh mát mà các sự vật xung quanh tôi cũng rực rỡ sắc màu. Những ngày sống ở bầu trời bên ngoài tôi còn kết bạn được với nhiều loài vật khác như vịt, mèo, lợn,… Đây quả là một cuộc sống đầy thú vị.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 40 Câu 5: Tác giả muốn nói với chúng ta điều gì qua bài thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
B. Ai cũng sẽ khôn lớn, trưởng thành theo thời gian.
C. Cuộc sống có vô vàn điều bất ngờ ở phía trước.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ nội dung bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
Tác giả muốn nói với chúng ta: Mỗi chặng đường của cuộc sống có những điều thú vị riêng.
Chọn A.
Luyện từ và câu: Động từ trang 41
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 41 Câu 1: Tìm từ chỉ hoạt động thích hợp với người và vật trong tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ hành động, hoạt động của các sự vật trong tranh để tìm từ phù hợp.
Lời giải:
– Người: chạy, đi, cười, nói, vẫy
– Vật: hót, bay, đậu, bơi
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 41 Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây có điểm gì chung?
Trời xanh mà tôi yêu
Trời xanh ấy mang theo
Cả nỗi lo nỗi sợ
Tôi lo bão lo gió
Tôi sợ cắt sợ diều
Thoảng bóng nó nơi nào
Tôi nấp ngay cánh mẹ…
(Xuân Quỳnh)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn thơ và các từ ngữ in đậm để tìm ra điểm chung.
Lời giải:
Các từ được in đậm: yêu, lo, sợ đều là động từ chỉ những hoạt động, trạng thái của con người hay sự vật trước các hiện tượng trong cuộc sống.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 41 Câu 3: Tìm động từ trong các câu tục ngữ dưới đây:
a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
b. Thương người như thể thương thân.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu tục ngữ để tìm động từ.
Lời giải:
a. Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
b. Thương người như thể thương thân.
c. Uống nước nhớ nguồn.
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 41 Câu 4: Dựa vào tranh ở bài 1, đặt câu có chứa 1 – 2 động từ.
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài tập 1 đã làm để đặt câu phù hợp.
Lời giải:
Trên cành cây, chim hót líu lo.
Các bạn nhỏ đang đi học.
Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn thuật lại một sự việc trang 42, 43
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 42 Câu 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
a. Bài văn trên có mấy phần? Đó là những phần nào?
b. Phần mở bài giới thiệu những gì?
c. Phần thân bài gồm mấy đoạn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?
d. Nêu những hoạt động được thuật lại ở thân bài theo đúng trình tự.
Gợi ý:
e. Những từ ngữ nào giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự?
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ gì về kết quả của hoạt động?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi.
Lời giải:
a. Bài văn trên có 3 phần.
Đó là:
– Mở bài: Trong buổi sinh hoạt lớp chiều nay, lớp tôi tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp.
– Thân bài: Trước giờ sinh hoạt …. tủ sách của lớp.
– Kết bài: Buổi sinh hoạt lớp kết thúc. Cô giáo và lớp tôi vui lắm. Sắp tới, chúng tôi sẽ tha hồ đọc sách, đọc truyện ngay tại lớp mình.
b. Phần mở bài giới thiệu địa điểm, thời gian tổ chức lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B.
c. Phần thân bài gồm 4 đoạn. Ý chính của mỗi đoạn là:
– Đoạn 1: Các bạn trong lớp trang trí lớp chuẩn bị cho buổi phát động xây dựng thư viện lớp.
– Đoạn 2: Lễ phát động xây dựng thư viện lớp 4B khai mạc và cô chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
– Đoạn 3: Lớp trưởng phát động phong trào xây dựng thư viện lớp và sự nhất trí của cả lớp.
– Đoạn 4: Các bạn trong lớp quyên góp theo tổ sau đó tập hợp và xếp vào tủ của lớp.
d. Những hoạt động được thuật lại theo đúng trình tự:
– Trước giờ sinh hoạt lớp:
+ Các việc Minh làm: viết lên bảng dòng chữ: Chung tay xây dựng thư viện lớp 4B; vẽ trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh: chú gà con trong bài thơ “Bầu trời trong quả trứng” , chú dế mèn từ cuốn truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
+ Việc các bạn nữ làm: phủ khăn trải bàn và đặt lọ hoa nhiều màu rực rỡ.
– Trong giờ sinh hoạt lớp:
+ Việc đầu tiên: Các bạn ngồi vào vị trí của mình; cô chủ nhiệm phát biểu khai mạc. Cô nói về tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Việc tiếp theo: bạn lớp trưởng phát động phong trào Chung tay xây dựng thư viện lớp. Các bạn thảo luận, đề xuất các hình thức ủng hộ, đóng góp sách báo, truyện,..
+ Việc sau cùng: Bạn lớp phó thông bảo từ ngày mai các bạn bắt đầu quyên góp. Các tổ trưởng sẽ ghi tên sách theo tổ, sau đó tập hợp và xếp sách vào tủ sách của lớp.
e. Những từ ngữ giúp em nhận biết các hoạt động được thuật lại theo trình tự là: trước giờ sinh hoạt, trong giờ sinh hoạt, sau thời gian thảo luận.
g. Phần kết bài chia sẻ cảm xúc vui tươi, phấn khởi và suy nghĩ được tha hồ đọc sách về kết quả của hoạt động.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 43 Câu 2: Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
– Bố cục của bài viết (mở bài, thân bài, kết bài)
– Cách sắp xếp các hoạt động
– Cách bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc về sự việc
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi viết bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia.
Lời giải:
– Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
+ Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
+ Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
– Các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự thời gian.
Ghi nhớ
Bài văn thuật lại một sự việc thường gồm 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
– Thân bài: Thuật lại các hoạt động, việc làm chính theo trình tự thời gian hoặc phạm vi không gian bằng một hoặc nhiều đoạn văn.
– Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về sự việc được chứng kiến hoặc tham gia.
Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 trang 43 Vận dụng: Ghi lại trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
Phương pháp giải:
Em quan sát các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em để ghi lại.
Lời giải:
Trình tự các hoạt động trong một buổi sinh hoạt lớp của lớp em.
+ Các tổ trưởng, cán bộ lớp báo cáo tình hình học tập, hoạt động của lớp trong tuần qua.
+ Lớp trưởng tổng kết thi đua của tuần và thông báo kế hoạch của tuần tới.
+ Cô giáo chủ nhiệm nhận xét, biểu dương khen ngợi những cá nhân có thành tích tốt, giảng giải và động viên các bạn chưa tốt rút kinh nghiệm để xây dựng tập thể lớp luôn đoàn kết, vững mạnh.
Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Đò ngang
Bài 9: Bầu trời trong quả trứng
Bài 10: Tiếng nói của cỏ cây
Bài 11: Tập làm văn
Bài 12: Nhà phát minh 6 tuổi