Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 5: Chuyển động tổng hợp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Viết được công thức tính vận tốc tổng hợp: Vận tốc tuyệt đối bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
– Biết xác định độ dịch chuyển tổng hợp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Tự chủ và học tập: Vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học về vận tốc, tốc độ để giải quyết vấn đề.
– Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; có tinh thần tôn trọng ý kiến bạn học, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
Năng lực môn vật lí:
– Năng lực nhận thức vật lí: Xác định được độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp.
– Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng công thức tính vận tốc, tốc độ.
3. Phẩm chất
– Trách nhiệm, chăm chỉ và trung thực.
– Tích cực tìm tòi sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, Giáo án.
– Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
– Sách giáo khoa.
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hào hứng, kích thích sự tò mò cho HS trước khi vào bài học mới.
b. Nội dung:
+ GV tổ chức cho HS ôn lại kiến thức cũ liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc.
+ GV yêu cầu HS thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học.
+ GV đặt vấn đề gợi ý để bắt đầu bài mới.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nhiệm vụ 1: Ôn lại kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc.
– GV chia lớp thành những nhóm 4 -5 HS, mỗi nhóm GV sẽ phát cho một cái bảng phụ để ghi câu trả lời.
– GV yêu cầu HS viết những kiến thức liên quan đến độ dịch chuyển và vận tốc vào bảng phụ trong thời gian 5 phút
– HS thảo luận nhóm, sau 5 phút treo bảng có câu trả lời lên.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận về câu hỏi mở đầu bài học
CH: Bạn C đứng yên trên sân ga vẫy tay tiễn bạn A và bạn B trên tàu hỏa. Khi tàu chạy, bạn C thấy bạn B đang chuyển động ra xa trong khi bạn A lại thấy bạn B đứng yên trên tàu. (Hình 5.1). Tại sao?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thực hiện trao đổi nhóm, thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
NV1:
+ Tốc độ trung bình: với là độ biến thiên thời gian
+ Tốc độ tức thời là tốc độ trung bình tính trong khoảng thời gian rất nhỏ, diễn tả sự nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.
+ Độ dịch chuyển chính là độ biến thiên tọa độ của vật:
+ Vận tốc trung bình:
+ Độ lớn vận tốc tức thời chính bằng tốc độ tức thời.
NV2: Bạn C thấy bạn B đang chuyển động trong khi đó bạn A lại thấy bạn B đứng yên, sở dĩ như vậy là do phụ thuộc vào vật được chọn làm mốc.Cụ thể là:
+ Bạn C chọn sân ga làm mốc, khi tàu chạy thì tàu sẽ dần đi xa sân ga nên sẽ thấy bạn B ngồi trên tàu cũng chuyển động ra xa.
+ Bạn A lại chọn toa tàu làm mốc nên khi tàu chạy, thì bạn A và B cùng chuyển động theo tàu nên A sẽ thấy B đứng yên.
Bước 4. Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận
Từ câu hỏi mở đầu bài học, ta có thể thấy một vật có thể xem là đứng yên hay chuyển động phụ thuộc vào việc chọn hệ quy chiếu, ta cùng đi tìm hiểu rõ hơn tính chất chuyển động của một vật thông qua bài học này. Chúng ta đi vào bài học Bài 5. Chuyển động tổng hợp.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Độ dịch chuyển tổng hợp, vận tốc tổng hợp
a. Mục tiêu:
– Giúp HS hiểu được tính tương đối của chuyển động; khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo.
– HS xác định được công thức tính vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp.
b. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được tính tương đối của chuyển động trong một số trường hợp đơn giản. Viết được công thức xác định vận tốc tổng hợp, độ dịch chuyển tổng hợp.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về tính tương đối của chuyển động Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 5.2 SGK và yêu cầu trả lời câu hỏi Thảo luận 1: Quan sát hình 5.2. |
1. Tính tương đối của chuyển động a. Định nghĩa về tính tương đối của chuyển động Trả lời: a) Bé trai đứng yên so với mẹ và chuyển động xa dần so với bố cùng em gái. b) Thuyền giấy đứng yên đối với nước và chuyển động xa dần đối với người quan sát. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 5.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 4: Chuyển động thẳng
Giáo án Bài 5: Chuyển động tổng hợp
Giáo án Bài 6: Thực hành đo tốc độ của vật chuyển động thẳng
Giáo án Bài 7: Gia tốc – chuyển động thẳng biến đổi đều
Giáo án Bài 8: Thực hành đo gia tốc rơi tự do
Giáo án Vật Lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây