Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 33: Biến dạng của vật rắn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Thực hiện thí nghiệm đơn giản (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), nêu được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ biến dạng, độ cứng.
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án, tìm mối liên hệ giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo. Từ đó phát biểu được định luật Hooke.
– Vận dụng được định luật Hooke trong một số trường hợp đơn giản.
2. Phát triển năng lực
a) Năng lực chung
– Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, báo cáo, trao đổi kết quả hoạt động, đề xuất giả thiết, xử lý số liệu, báo cáo kết quả.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết và khái quát rút ra kết luận khoa học.
b. Năng lực Vật lí
Nhận thức vật lí
– Nêu được biến dạng kéo, biến dạng nén; hướng của lực đàn hồi trong biến dạng; mô tả được các đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ biến dạng, độ cứng của lò xo.
– Vẽ sơ đồ tư duy nội dung kiến thức.
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
– Đưa ra được dự đoán về biến dạng kéo, biến dạng nén; các đặc tính của lò xo.
– Đề xuất được phương án thí nghiệm để phân loại biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả được các đặc tính của lò xo.
– Thực hiện được phương án thí nghiệm để phân loại biến dạng kéo, biến dạng nén. Tìm ra được đặc tính của lò xo.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học
– Giải các một số bài tập cơ bản.
3. Phát triển phẩm chất
– Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu bài.
– Trung thực: Trung thực trong thực hiện các thao tác thí nghiệm và tổng hợp kết quả hoạt động nhóm.
-Trách nhiệm: Có tinh thần hợp tác, trách nhiệm trong hoạt động nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– Các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng…
– Bộ thí nghiệm: Lò xo, lực kế, các quả nặng, thước đo.
– Phiếu học tập.
– Chia nhóm học sinh, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
– Bảng kiểm hoạt động giành cho giáo viên để theo dõi, đánh giá quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động học tập.
– Bảng đánh giá giành cho nhóm tự đánh giá mức độ các thành viên tham gia vào các hoạt động học tập.
2. Đối với học sinh: chuẩn bị bài, SGK, vở ghi, giấy nháp, bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu:
Tạo tình huống có vấn đề về sự biến dạng của vật rắn.
b) Nội dung hoạt động:
HS quan sát, phân tích các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng… để chỉ ra được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả đặc tính của lò xo.
c) Sản phẩm học tập:
Nêu được đặc điểm biến dạng của mỗi video, tranh.
d) Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS quan sát, phân tích các hình ảnh, video về sự biến dạng của lò xo, dây chun, đệm, cánh cung, quả bóng… để chỉ ra được sự biến dạng kéo, biến dạng nén; mô tả đặc tính của lò xo.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 33.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 29: Định luật bảo toàn động lượng
Giáo án Bài 31: Động học của chuyển động tròn đều
Giáo án Bài 32: Lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm
Giáo án Bài 33: Biến dạng của vật rắn
Giáo án Bài 34: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng
Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây