Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 21: Moment lực – Cân bằng của vật rắn
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Lấy được các ví dụ thực tế để nêu lên ý nghĩa của đại lượng moment lực.
– Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính moment lực. Vận dụng được công thức đó trong trường hợp đơn giản.
– Qua thí nghiệm, rút ra được quy tắc moment lực. Vận dụng được quy tắc moment cho một số trường hợp đơn giản trong thực tế.
– Nêu được định nghĩa ngẫu lực, viết được công thức tính moment của ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực lên một vật chỉ làm quay vật.
– Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không và tổng moment lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng không.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
– Năng lực tự học và nghiên cứu tài liệu: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập các thông tin để từ đó phân tích, lập luận xây dựng kiến thức mới.
– Năng lực hoạt động nhóm.
b. Năng lực đặc thù môn học
– Nhận thức vật lí:
+ Nêu được ví dụ về moment lực, ngẫu lực.
+ Viết được biểu thức tính moment lực, moment ngẫu lực,
+ Nêu được đơn vị đo momnet lực là N.m.
+ Tính được momnet lực trong một số trường hợp đơn giản.
+ Nêu được quy tắc moment lực và điều kiện cân bằng của vật rắn.
– Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí: Vận dụng giải thích được một số hiện tượng sự cân bằng moment trong thực tiễn đời sống.
– Kĩ năng thực hành thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm để hình thành kiến thức.
3. Phẩm chất
– Có thái độ hứng thú trong học tập môn Vật lý.
– Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các hiện tượng thực tế liên quan.
– Có tác phong làm việc của nhà khoa học.
– Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
– Các vật dụng như: tuanơvit, 1 số ốc vit, cờ lê, hộp sữa có nắp đậy, búa nhổ đinh, mảnh gỗ có đinh đóng sẵn, vòi nước,…để diễn tả các hiện tượng liên quan đến bài học.
– Đĩa momnent, dây không dãn, các quá nặng để làm thí nghiệm hình 21.3 SGK.
– Các vật dụng để diễn tả các hiện tượng hình 21.7, 21.8 SGK.
– Phiếu học tập.
Phiếu học tập số 1 Tiến hành thí nghiệm dùng búa để nhổ đinh đóng trên một tấm gỗ ở nhiều vị trí trên cán búa, sau đó trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Mô tả thao tác thí nghiệm đã làm. Câu 2. Lực nên đặt vào đâu trên cán búa để nhổ đinh được dễ dàng? Khi đó cánh tay đòn (d) của lực lớn hay nhỏ? Câu 3. Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc những yếu tố nào? Câu 4. Qua ví dụ trên, hãy cho biết Moment lực là gì? Đơn vị đo? Cách xác định cánh tay đòn (d)? |
Phiếu học tập số 2 Thí nghiệm với đĩa moment, học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào? Câu 2. Nếu bỏ lực thì đĩa quay theo chiều nào? Câu 3. Khi đĩa cân bằng lập tích F1d1 = F2d2 và so sánh. Câu 4. Qua thí nghiệm trên, hãy cho biết điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định? (Quy tắc moment) |
Phiếu học tập số 3 Thí nghiệm với vòi nước, học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Chỉ ra các lực tác dụng vào vòi nước? Nêu đặc điểm của các lực đó? Câu 2. Ngẫu lực là gì? Viết công thức tính moment ngẫu lực? |
Phiếu học tập số 4 Thí nghiệm với chiếc thước gỗ như hình 21.7, 21.8 học sinh quan sát sau đó trả lời các câu hỏi sau Câu 1. Khi thay đổi lực nâng ta thấy thước quay quanh trục nào? Câu 2. Khi thước đang đứng yên, có thể áp dụng quy tắc moment lực được không và áp dụng như thế nào? Câu 3. Khi một vật có trục quay không cố định có áp dụng được quy tắc moment không và áp dụng như thế nào? Câu 4. Vậy điều kiện cân bằng của vật rắn là gì? |
2. Học sinh
– Ôn lại những vấn đề đã được học về tác dụng làm quay của lực ở cấp 2.
– SGK, vở ghi bài, giấy nháp.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 11 trang, trên đây trình bày tóm tắt 3 trang của Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức Bài 21.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 20: Một số ví dụ về cách giải các bài toán thuộc phần động lực học
Giáo án Bài 21: Moment lực – Cân bằng của vật rắn
Giáo án Bài 22: Thực hành: Tổng hợp lực
Giáo án Bài 23: Năng lượng. Công cơ học
Giáo án Bài 24: Công suất
Giáo án Vật Lí 10 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,
Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây