Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ( cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Vật Lí 10 Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
– Từ tình huống thực tế, thảo luận để nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng.
– Rút ra được mối liên hệ giữa lực tổng hợp tác dụng lên vật và tốc độ thay đổi của động lượng (lực tổng hợp tác dụng lên vật là tốc độ thay đổi động lượng của vật).
– Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
– Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.
2. Năng lực
Năng lực chung:
– Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các câu thảo luận.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định nhiệm vụ và hoạt động của bản thân – phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm.
Năng lực môn vật lí:
Năng lực nhận thức vật lí:
+ Nêu được ý nghĩa vật lí và định nghĩa động lượng từ tình huống thực tế.
+ Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí: Thực hiện thí nghiệm và thảo luận, phát biểu được định luật bảo toàn động lượng trong hệ kín.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được định luật bảo toàn động lượng trong một số trường hợp đơn giản.
3. Phẩm chất
– Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập..
– Trung thực: Tự giác thực hiện đúng các yêu cầu trong quá trình thực hiện thí nghiệm và xử lí số liệu trung thực, chính xác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
– SGK, SGV, Giáo án.
– Tranh ảnh/ video về hiện tượng va chạm, thiết bị thực hành như đồng hồ, cổng quang điện… (nếu có).
– Máy tính, máy chiếu (nếu có).
– Các mẫu phiếu tổ chức hoạt động nhóm.
2. Đối với học sinh
– Sách giáo khoa
– Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú cho HS, đồng thời hướng HS cảm nhận được có sự truyền động lượng giữa hai vật trong sự va chạm, là cơ sở tìm hiểu khái niệm mới là Động lượng.
b. Nội dung: GV cho HS xem video va chạm ô tô. Sau đó đặt vấn đề như hoạt động mở đầu bài học như trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được một số đặc điểm của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV chiếu cho HS xem video va chạm ô tô https://www.youtube.com/watch?v=9HULlvpBm7g, sau đó đặt vấn đề như phần mở đầu trong SGK, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi đưa ra câu trả lời: Sự va chạm giữa các ô tô khi tham gia giao thông, có thể ảnh hưởng lớn đến trạng thái của xe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người ngồi trong xe. Để nâng cao độ an toàn của ô tô, giảm hậu quả của lực tác dụng lên người lái, cần phải hiểu điều gì sẽ xảy ra với ô tô bị va chạm khi đang chuyển động. Những đặc điểm nào của ô tô ảnh hưởng đến hậu quả va chạm?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
– HS thoải mái chia sẻ, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
– HS suy nghĩ, đưa ra câu trả lời cho yêu cầu mà GV đưa ra.
TL:
Những đặc điểm về khối lượng, vận tốc, hình dáng, chất lượng, chất liệu của ô tô sẽ ảnh hưởng đến hậu quả va chạm:
+ Khối lượng ô tô lớn, mức quán tính lớn sẽ khó thay đổi hướng cung như vận tốc khi gặp va chạm.
+ Ô tô chuyển động với tốc độ cao, khi gặp sự cố bất ngờ sẽ khó hãm phanh.
+ Khung xe được hàn cứng khi gặp sự cố va chạm sẽ phần nào bảo vệ được người ngồi trong xe.
+ Xe cũ, chất lượng xe kém khi gặp va chạm sẽ gây ra hậu quả lớn cho cả xe và người ngồi trong xe.
=> Những yếu tố trên dẫn đến khi va chạm, ô tô có thể bị biến dạng mạnh và gây ra thương vong về người.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– GV đưa ra nhận xét về câu trả lời của HS.
– GV dẫn dắt vào nội dung bài học: Chúng ta đã được học về động lực học, về năng lượng… ở những chủ đề trước. Đến chủ đề này sẽ được học thêm kiến thức mới về động lượng. Hôm nay chúng ta sẽ học bài đầu tiên của chủ đề bài 1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Khảo sát thực nghiệm.
a. Mục tiêu: Tìm hiểu khái niệm động lượng và định luật II Newton.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu về động lượng.
c. Sản phẩm học tập: Nêu được khái niệm động lượng và phát biểu được định luật II Newton thông qua động lượng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm động lượng Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV đưa ra 2 trường hợp để nghiên cứu: TH1: Lần lượt thả cùng 1 viên bi va chạm vào đất nặn với các tốc độ khác nhau. TH2: Lần lượt thả các viên bi có cùng kích thước nhưng khối lượng khác nhau va chạm vào đất nặn với cùng tốc độ. Yêu cầu: Em hãy dựa vào thông tin SGK và cho biết kết quả của 2 trường hợp trên về độ lún của viên bi trên cục đất nặn?
|
I. Động lượng. Trả lời: TH1: Tốc độ của viên bi càng lớn thì viên bi càng lún sâu vào cục đất nặn. TH2: Với các viên bi cùng kích thước, viên bi nào có khối lượng càng lớn thì càng lún sâu vào đất nặn. – HS đề xuất phương án làm thực hành thí nghiệm từ dụng cụ GV chuẩn bị sẵn: Đặt viên bi C ngay dưới chân máng trượt
|
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều Bài 1.
Xem thêm các bài giáo án Vật Lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài tập chủ đề 3
Giáo án Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng
Giáo án Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm
Giáo án Bài tập chủ đề 4
Giáo án Bài 1: Chuyển động tròn
Giáo án Vật Lí 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc