I. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2 phần câu hỏi (Gồm 20 câu)
Câu 1: Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị tính công suất?
A. J.s
B. N.m/s
C. W
D. HP
Câu 2: Một vật chuyển động không nhất thiết phải có
A. Vận tốc
B. Động lượng
C. Động năng
D. Thế năng
Câu 3: Một vật khối lượng m gắn vào đầu mọt lò xo đàn hồi có độ cứng bằng k, đầu kia của lò xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl thì thế năng đàn hồi bằng
Câu 4: Một tên lửa đang chuyển động nếu khối lượng giảm một nửa và vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa sẽ
A. không đổi
B. tăng gấp đôi
C. tăng gấp bốn lần
D. tăng gấp tám lần
Câu 5: Một vật khối lượng 1,0kg có thế năng 1,02 J đối với mặt đất. Lấy g = 10m/s2 . Khi đó, vật ở độ cao
A. h = 0,102m
B. h = 10,02m
C. h = 1,020m
D. h = 20,10m
Câu 6: Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình vận chuyển động từ M đến N thì
A. động năng tăng
B. thế năng giảm
C. cơ năng cực đại tại N
D. cơ năng không đổi.
Câu 7: Biểu thức phù hợp với định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt là
A. p1V1= p2V2
B.
C.
D. p ∼ V
Câu 8: Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?
A. Thể tích
B. Khối lượng
C. Nhiệt độ tuyệt đối
D. Áp suất
Câu 9: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pit tông chuyển động được. Lúc đầu, khí có thể tích 15 lít, nhiệt độ 27oC và áp suất 2 atm. Khi pit tông nén khí đến thể tích 12 lít thì áp suất khí tăng lên tới 3,5 atm. Nhiệt độ của khí trong pit tông lúc này là
A. 37,8oC
B. 147oC
C. 147 K
D. 47,5oC
Câu 10: Khi 1 vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau (bỏ qua ma sát). Chọn câu sai.
A. Gia tốc rơi bằng nhau.
B. Thời gian rơi bằng nhau.
C. Công của trọng lực bằng nhau
D. Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
Câu 11: Nội năng của một vật là:
A. tổng động năng và thế năng của vật
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 12: Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công (Q và A) thì biểu thức ΔU = A + Q phải thoả mãn
A. Q > 0 và A < 0
B. Q < 0 và A > 0
C. Q > 0 và A > 0
D. Q < 0 và A < 0
Câu 13: Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng áp?
A.
B.
C.
D.
Câu 14:Biểu thức diễn tả quá trình nung nóng khí trong một bình kín khi bỏ qua sự nở vì nhiệt của bình là
A. ΔU = A
B. ΔU = Q + A
C. ΔU = 0
D. ΔU = Q
Câu 15: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?
A. Hạt muối.
B. Chiếc cốc làm bằng thủy tinh.
C. Viên kim cương.
D. Miếng thạch anh.
Câu 16: Một thanh rắn hình trụ tròn có tiết diện S, độ dài ban đầu là l0, làm bằng chất có suất đàn hồi E, biểu thức nào sau đây cho phép xác định hệ số đàn hồi k của thanh
Câu 17: Công thức về sự nở khối của vật rắn là:
A. V = V0[1 + β(t – t0)]
B. V = V0[1 – β(t – t0)]
C. V = V0[1 + β(t + t0)]
D. V = V0[1 – β(t + t0)]
Câu 18: Đơn vị của độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí là
A. kg.m3
B. kg/m3
C. g.m3
D. g/m3
Câu 19: Một thanh kim loại ban đầu ở nhiệt độ 20oC có chiều dài 20m. Tăng nhiệt độ của thanh lên 45oC thì chiều dài thanh là 20,015m. Hệ số nở dài của thanh kim loại bằng
A. 3.10-5K-1
B. 6.10-4K-1
C. 3.10-5K-1
D. 3.10-5K-1
Câu 20: Một băng kép gồm hai lá kim loại thẳng, lá đồng ở dưới, lá thép ở trên. Khi bị nung nóng thì:
A. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài lớn hơn thép.
B. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài lớn hơn đồng.
C. băng kép cong xuống dưới, vì đồng có hệ số nở dài nhỏ hơn thép.
D. băng kép cong lên trên, vì thép có hệ số nở dài nhỏ hơn đồng.
II. Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2 phần Đáp án
Đề thi trắc nghiệm vật lý 10 học kì 2: Hướng dẫn giải 1 số câu
Câu 1: Đáp án A
Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. Kí hiệu là P = A/t
Trong đó:
A là công thực hiện (J)
t là thời gian thực hiện công A (s)
P là công suất (W)
Đơn vị của công suất: W hoặc J/s, hoặc N.m/s
– Trong thực tế người ta còn dùng đơn vị công suất là mã lực hay ngựa (HP)
1 HP = 736 W
Câu 2: Đáp án D.
Một vật chuyển động không nhất thiết phải có thế năng. Ví dụ ta có thể chọn mốc thế năng ở mặt bàn, khi đó vật chuyển động trên mặt bàn có thế năng bằng 0.
Câu 3: Đáp án A.
Khi lò xo bị nén lại một đoạn Δl thì thế năng đàn hồi bằng
Câu 4: Đáp án B.
Ta có: v’ = 2v; m’ = m/2 nên
Câu 5: Đáp án C.
Mốc thế năng tại mặt đất nên tại độ cao h vật có thế năng là: Wt = mgh
⇒ h = Wt/(mg) = 1,02/(1,0.10) = 1,02 m.
Câu 6: Đáp án D.
Một vật nhỏ được ném lên từ một điểm M phía trên mặt đất, vật lên tới điểm N thì dừng và rơi xuống. Trong quá trình vận chuyển động từ M đến N thì động năng giảm rồi tăng, thế năng tăng rồi giảm và cơ năng không đổi.
Câu 7: Đáp án A.
Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
p = 1 / V hay p.V = hằng số
Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt viết cho hai trạng thái: p1V1 = p2V2
Câu 8: Đáp án B.
Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái là thể tích V, áp suất p và nhiệt độ tuyệt đối T.
Câu 9: Đáp án B.
Ta có: Trạng thái đầu: V1 = 15 lít; p1 = 2 atm; T1 = 27 + 273 = 300 K.
Trạng thái sau: V2 = 12 lít; p2 = 3,5 atm; T2 = ?
Áp dụng phương trình trang thái ta được:
Suy ra t2 = 420 – 273 = 147oC.
Câu 10: Đáp án B.
Gia tốc rơi trong các trường hợp luôn bằng nhau = g.
Công của trọng lực bằng nhau do công của trọng lực không phụ thuộc hình dạng quỹ đạo, mà chỉ phụ thuộc vào tọa độ điểm đầu và điểm cuối.
Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. Vì: Wđ2 – Wđ1 = AP = mgz, không đổi trong các trường hợp
→ Wđ2 = 0,5m.v22 không thay đổi trong các trường hợp
→ Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau.
Câu 11: Đáp án B.
– Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
– Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: U = f(T,V).
Như vậy trong quá trình chất khí nhận nhiệt thì Q < 0 và sinh công A < 0.
Câu 13: Đáp án C.
– Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
Ở đồ thị C thì V không đổi nên đây là quá trình đẳng tích.
Câu 15: Đáp án B.
Thủy tinh là một chất rắn vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn.
Trong vật lý học, các chất rắn vô định hình thông thường được sản xuất khi một chất lỏng đủ độ nhớt bị làm lạnh rất nhanh, vì thế không có đủ thời gian để các mắt lưới tinh thể thông thường có thể tạo thành. Thủy tinh cũng được sản xuất như vậy từ gốc silicát.
Câu 16: Đáp án C.
Biểu thức cho phép xác định hệ số đàn hồi k của thanh là:
Câu 17: Đáp án A.
Công thức về sự nở khối của vật rắn là: V = V0[1 + β(t – t0)]
V là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t
V0 là thể tích của vật rắn ở nhiệt độ t0
Δt = t – t0 là độ tăng nhiệt độ của vật rắn (K hoặc oC)
t là nhiệt độ sau; t0 là nhiệt độ đầu.
Câu 19: Đáp án A.
Ta có:
Xem thêm