Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 9: Tùy bút và tản văn
Bài tập 1 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 67-69) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Bài học này tiếp tục rèn luyện…………………………………………… Bài 3 (sách Ngữ văn 7, tập một). Do sự việc luôn gắn với con người, cũng như đặc điểm của con người thường thể hiện qua sự việc nên……………………………………yêu cầu biểu cảm về một sự việc. Về ngữ liệu,………………………………………..
Tuy vậy, ở cả hai bài, các em cũng có thể viết về những con người hay sự việc có thực trong đời sống.
Trả lời:
Bài học này tiếp tục rèn luyện cách viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc mà các em được làm quen từ Bài 3 (sách Ngữ văn 7, tập một). Do sự việc luôn gắn với con người, cũng như đặc điểm của con người thường thể hiện qua sự việc nên phần Viết ở bài 3 hướng trọng tâm vào yêu cầu biểu cảm về một con người, còn bài này tập trung yêu cầu biểu cảm về một sự việc. Về ngữ liệu, yêu cầu thực hành ở Bài 3 gắn với truyện khoa học viễn tưởng, còn bài này gắn với tùy bút và tản văn.
Tuy vậy, ở cả hai bài, các em cũng có thể viết về những con người hay sự việc có thực trong đời sống.
Câu 2 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Để viết bài văn biểu cảm về một sự việc, các em cần chú ý những gì?
Trả lời:
– Xác định được sự việc cần viết bài văn biểu cảm.
– Giới thiệu tóm tắt về sự việc ấy.
– Nêu lên tình cảm, cảm xúc và thái độ của em trước sự việc ấy: vui, buồn, căm giận, xót thương, trân trọng, kính phục, ngợi ca, phê phán,…
– Lập dàn ý cho bài viết.
– Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí.
Bài tập 2 trang 86, 87 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Cho đề bài: “Viết bài văn biểu cảm về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
Câu 1 trang 86 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm ý và lập dàn ý.
a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào? (Gợi ý: xem mục tìm ý, SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 69)
………………………………………………………………………………………………………
b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: xem mục lập dàn ý, SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 69)
– Mở bài:…………………………………………………………………………………………………
– Thân bài:…………………………………………………………………………………………………
– Kết bài:…………………………………………………………………………………………………
Trả lời:
a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào? (Gợi ý: xem mục tìm ý, SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 69)
– Câu chuyện về người ngồi đợi trước hiên nhà có sự việc gì đáng chú ý?
– Sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy thể hiện cho những đức tính nào của người phụ nữ Việt Nam?
– Sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy để lại trong em những tình cảm, suy nghĩ gì?
– Xã hội cần phải ứng xử như thế nào với những người như dì Bảy?
b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết? (Gợi ý: xem mục lập dàn ý, SGK Ngữ văn 7, tập hai, trang 69)
– Mở bài: Nêu ấn tượng chung về những sự việc cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và của nhân vật dì Bảy ở tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà.
– Thân bài:
+ Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà.
+ Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy. Sự việc ấy đã nói lên tính cách và phẩm chất của dì Bảy.
+ Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc kháng chiến và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.
– Kết bài: Nêu lên suy nghĩ về bài học của cá nhân em về sự hi sinh thầm lặng của dì Bảy và phẩm chất của người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà.
Câu 2 trang 87 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm theo yêu cầu:
a) Viết một đoạn mà em thích nhất (khoảng 10-12 dòng)
b) Viết đoạn kết bài (khoảng 5-6 dòng)
Trả lời:
a) Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.
b) Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.