Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn
Bài tập trang 25 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Nêu những biểu hiện của lòng yêu nước ở các văn bản đã học: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô-đê). Lí giải vì sao các biểu hiện ấy được coi là lòng yêu nước.
a) Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích tác phẩm Đất rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi). Vì sao các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước?
b) Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ (trích tác phẩm Búp sen xanh – Sơn Tùng). Vì sao các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước?
c) Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Buổi học cuối cùng (Đô-đê). Vì sao các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước?
Trả lời
a) – Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng: đó là hành động làm những múi tên tẩm độc để giết giặc của Võ Tòng; hành động giết tên địa chủ tham lam độc ác.
– Các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước vì xuất phát từ ý thức của con người, yêu nước, làm mũi tên giết giặc.
b) – Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Dọc đường xứ Nghệ: là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang, vua Thục Phán, thi hào Nguyễn Du của quan Phó bảng và các con; về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách….
– Các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước vì thể hiện lòng kính trọng, biết ơn những người đã có công lao với nhân dân…
c) – Biểu hiện về lòng yêu nước ở văn bản Buổi học cuối cùng: là tình yêu tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy Ha- men, Phrăng và dân làng.
– Các biểu hiện trên được coi là lòng yêu nước vì yêu tiếng mẹ đẻ, muốn giữ gìn và phát triển đến những giây phút cuối cùng thứ ngôn ngữ dân tộc.