Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 5: Văn bản thông tin
Bài tập 1 trang 117, 118 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Xem mục Định hướng (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 114) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Câu 1 trang 117 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là……………
Trả lời:
Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi là trình bày cho người nghe những quy định mà các thành viên tham gia hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và chấp hành.
Câu 2 trang 118 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Để giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi, các em cần chú ý:
– Lựa chọn……………………………………………………………
– Tìm hiểu……………………………………………………………
-……………………………… cho bài nói của mình.
– Trình bày ý kiến……………………………………………………………
– Bảo đảm……………………………………………………………
Trả lời:
– Lựa chọn một hoạt động hay trò chơi.
– Tìm hiểu các quy tắc, luật lệ của hoạt động hay trò chơi đã chọn.
– Lập dàn ý cho bài nói của mình.
– Trình bày ý kiến theo dàn ý; chú ý đến điệu bộ, cử chỉ,…
– Bảo đảm thời gian trình bày, biết lắng nghe ý kiến của người khác.
Bài tập 2 trang 118 VBT Ngữ Văn 7 Tập 1: Dựa vào văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, giới thiệu một số quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em.
a) Những nội dung cần chuẩn bị:
………………………………………
b) Tìm ý và lập dàn ý:
– Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ:
+ Hoạt động đấu vật được nói tới trong bài diễn ra ở đâu?
+………………………………………
– Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài nói? (Chú ý: chỉ nêu ý, chưa phải là bài nói hoàn chỉnh)
+ Mở đầu:………………………………………
+ Nội dung chính:………………………………………
+ Kết thúc:………………………………………
Trả lời:
a) Những nội dung cần chuẩn bị:
– Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” ở Bắc Giang.
– Tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy tắc của hoạt động đấu vật.
– Xem lại nội dung, yêu cầu thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.
– Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video,…và máy chiếu, màn hình (nếu có).
b) Tìm ý và lập dàn ý:
– Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ:
+ Hoạt động đấu vật được nói tới trong bài diễn ra ở đâu?
+ Mục đích của thi đấu vật là gì? Những ai tham gia một trận đấu vật?
+ Có những quy định gì về hoạt động đấu vật?
+ Trình tự tiến hành hoạt động đấu vật như thế nào?
+ Giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật là gì?
– Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài nói? (Chú ý: chỉ nêu ý, chưa phải là bài nói hoàn chỉnh)
+ Mở đầu: Giới thiệu hoạt động.
+ Nội dung chính: Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định.
- Đối tượng tham gia gồm những ai?
- Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì?
- Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào?
- Nghi lễ bái tổ phải tiến hành ra sao?
- Keo vật thờ có những quy định gì?
- Động tác xe đài phải thực hiện như thế nào?
+ Kết thúc: nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật truyền thống của dân tộc nói chung.