Tác giả tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) – Ngữ văn 7
I. Tác giả
1. Thể loại: Tục ngữ
2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
3. Tóm tắt tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Các câu tục ngữ nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên, các kinh nghiệm trong lao động sản xuất, con người và xã hội
4. Giá trị nội dung tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
– Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những kinh nghiệm ấy là “túi khôn” của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
5. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
– Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp
– Giàu hình ảnh, lập luận chặt chẽ
– Các về thường đối xứng nhau cả về hình thức lẫn nội dung
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
1. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
– “Ráng” được dùng để chỉ màu sắc ở phía cuối chân trời, ráng được tạo thành do ánh sáng mặt trời chiếu vào những đám mây mà tạo thành.
– “Ráng mỡ gà” là khi bầu trời có màu vàng óng tựa như màu mỡ gà, đó là dấu hiệu thời tiết chuẩn bị có mưa to.
– “Có nhà mà giữ”: Cần gia cố, sửa sang lại nhà cửa để tránh thiệt hại do mưa to, bão lớn.
→ “Ráng mỡ gà có nhà mà giữ” là câu tục ngữ dự báo về hiện tượng thời tiết bất thường, có thể gây ảnh hưởng đến con người và tài sản.
2. Nhất thì, nhì thục
– Nhất thì: Thì là thời gian, nói đến thời gian trồng trọt trong nông nghiệp
– Nhì Thục: Thục là đất, đất phải tươi, xốp và được tưới tiêu hằng ngày
→ Nghĩa của câu tục ngữ: Nói lên tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp.
3. Mống đông vồng tây chẳng mưa dây cũng bão giật
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
– ‘Mông cao gió táp, mống áp mưa rào’,
– ‘Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa’,
– ‘Mống bên đông, vồng bên tây,
Chẳng mưa dây thì bão giật’
4. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông
– Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông có nghĩa là câu từ để đánh bắt con tôm – con cá giúp ích cho ngư dân trong việc săn bắt hải sản nâng cao kinh tế của gia đình, nếu muốn bắt tôm thì phải đi buổi gần chập tối, còn bắt cá thì lúc bình minh rạng đông.
5. Đói cho sạch, rách cho thơm
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
– Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
6. Chết trong hơn sống đục
– Chết trong: Chết vì lý tưởng cao đẹp, chết vì lý tưởng vĩ đại.
– Sống đục: Sống một cách nhục nhã, hèn hạ.
→ Đây là câu tục ngữ thể hiện lối sống cao đẹp, vĩ đại của con người.
– Lối sống cao đẹp này trong quá khứ và hiện tại.
– Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc giáo dục nhân cách tốt đẹp
7. Có công mài sắt, có ngày nên kim
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
– Nghĩa đen: Khi thưởng thức quả ngọt, cần nhớ đến người trồng cây, chăm sóc để tạo ra chúng.
– Nghĩa bóng: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân
Tác giả – tác phẩm: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2)
Tác giả – tác phẩm: Những cánh buồm
Tác giả – tác phẩm: Mây và sóng
Tác giả – tác phẩm: Mẹ và quả