Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Bài giảng: Cuộc chạm trán trên đại dương
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong “Cuộc chạm trán trên đại dương”. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong “Cuộc chạm trán trên đại dương”. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn. – Mẫu 1
Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!
– Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.
+ Hình thức: Sử dụng phép thế: “nó” thay cho “con cá kình”; “chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ” thay cho “tàu chiến của chúng tôi”.
Dàn ý chi tiết
a.Mở đoạn
Giới thiệu về tình huống trong văn bản.
b.Thân đoạn
Kể diễn biến câu chuyện từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc.
Nêu cảm nghĩ thông qua phần chuyện.
c.Kết đoạn
Nêu cảm nghĩ thông qua phần chuyện.
Các bài mẫu khác:Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong “Cuộc chạm trán trên đại dương”. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.– Mẫu 2
Chúng tôi đã nhìn thấy con cá kình. Nó bơi nhanh ngoài sức tưởng tượng của tất cả những người trên tàu cộng lại. Trong vòng một giờ, tàu chiến của chúng tôi không tiến gần vào nó được lấy một sải! Thật là nhục nhã cho chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ. Chúng tôi còn có thể làm gì hơn ngoài chuyện bực tức? Chúng tôi có thể làm gì hơn ngoài đợi nó đi ngủ và tóm cổ nó?!
– Mạch lạc và liên kết của đoạn văn:
+ Các câu văn được sắp xếp theo mạch đuổi bắt cá kình và tâm trạng, suy nghĩ của những người đuổi bắt cá kình.
+ Hình thức: Sử dụng phép thế: “nó” thay cho “con cá kình”; “chiếc tàu chạy nhanh nhất của hạm đội Mỹ” thay cho “tàu chiến của chúng tôi”.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong “Cuộc chạm trán trên đại dương”. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn. – Mẫu 3
Trong giây phút đó, tôi cảm thấy cuộc tìm kiếm của chúng tôi đã kết thúc, và từ nay sẽ không bao giờ gặp quái vật nữa. Nhưng tôi đã lầm, mười giờ năm mươi phút đêm hôm ấy, cách tàu ba hải lí lại bừng lên ánh điện sáng chói như đêm trước. Con cá nằm yên, thuyền trưởng Phác-ra-guýt ra lệnh tàu chạy từ từ để đối thủ khỏi thức giấc. Lúc đó Nét lên lại vị trí chiến đấu, tàu Lin-côn lặng lẽ tới cách con cá bốn trăm mét, đến khi tàu cách con cá hơn sáu mét, cánh tay Nét bỗng giơ cao, phóng mũi lao sắt lên không trung, một tiếng kêu lanh lảnh phát ra như tiếng kim loại chạm nhau.
* Tính mạch lạc và liên kết:
+ Nội dung chính của đoạn văn nói về cuộc đuổi bắt con cá thiết kình.
+ Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: nguyên nhân – kết quả (từ tốc độ bơi của con cá đến tâm trạng của các thủy thủ).
+ Đoạn văn cũng bảo đảm tính liên kết về mặt hình thức giữa các câu qua việc dùng từ nối: “nhưng”, “lúc đó”, “đến khi”.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong “Cuộc chạm trán trên đại dương”. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn. – Mẫu 4
Cuộc chạm chán trên đại dương là một văn bản rất ý nghĩa khi đã đề cao sự thám hiểm, đam mê khám phá của các nhà khoa học. Văn bản để lại ấn tượng trong lòng người đọc bởi hình ảnh của con tàu ngầm dưới con mắt của nhân vật “tôi” sau khi đã bị ngất. Sau khi hồi phục, nhân vật tôi đã trèo lên lưng chiếc tàu ngầm, lấy chân gõ gõ thì nhận lại được sự cứng cáp đến từ “con vật”. Hàng loạt những câu hỏi đã hiện ra trước mắt nhà thám hiểm về sự lạ lẫm của “con vật”. Không chỉ độ cứng mà cái lưng đen bóng cũng nhẵn nhụi, không có một chút vẩy, thì ra nó là được làm bằng thép. Giờ phút này nhà thám hiểm mới phát hiện ra một sự thật về hiện tượng kỳ lạ của thiên nhiên nhiên mà các nhà thám hiểm theo đuổi bấy lâu nay thì ra lại là sản phẩm của con người.
Đoạn văn trên được viết hướng tới nội dung: tình huống nhân vật tôi cảm nhận về tàu ngầm- hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Các câu trong đoạn văn đều hướng vào một chủ đề và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
– Giuyn Véc-nơ (1828-1905)
– Tác giả nhà văn người Pháp
– Ông được xem là “nhà tiên tri khoa học” kì tài vì đã dề cập đến những cuộc phiêu lưu kì thú bằng tàu ngầm, máy bay, tàu vũ trụ trước khi con người chế tạo ra các phương tiện này
– Tác phẩm chính: Hành trình vào Trái Đất (1864), Từ Trái Đất đến mặt trăng(1865), Hai vạn dặm dưới biển(1870)
2. Tác phẩm
1. Thể loại: Truyện khoa học viễn tưởng
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Trích tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển (1986). Tác giả tin rằng ước mơ chinh phục đại dương của con người sẽ sớm thành hiện thực, và chiếc tàu ngầm của ông hoàn toàn không phải là ý tưởng viễn vông
3. Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất
4. Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
5. Bố cục
– Phần 1: Từ đầu…nhưng nó phớt lờ : đoàn tàu phát hiện con cá
– Phần 2: Tiếp theo….mất tinh thần khi rơi xuống nước: Hành trình chiến đấu với cá voi của đoàn tàu
– Phần 3: Còn lại: phát hiện ra tàu ngầm
6. Giá trị nội dung tác phẩm
– Hành trình thám hiểm đại dương của đoàn tàu
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm
– Tình huống truyện độc đáo
– Tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn
– Ngôi kể thứ nhất
– Miêu tả chi tiết đặc sắc
– Hình ảnh mang tính sáng tạo