Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Quê hương
Bài giảng: Quê hương – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 1
Bài thơ Quê hương là lời bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng biển. Qua lời thơ của tác giả, bức tranh thiên nhiên của một làng quê miền biển hiện ra đầy náo nhiệt, tươi sáng với những con người lao động chài lưới tràn đầy sức sống, mang vẻ đẹp khỏe khoắn. Cuộc sống vất vả nhưng thi vị, mộc mạc, giản dị nhưng lại vô càng quen thuộc, gắn bó sâu nặng với con người nơi đây.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 2
Bài thơ như một lời giới thiệu của tác giả về làng chài quê mình. Một buổi sáng đẹp trời, cảnh dân chài bơi thuyền đi đánh cá. Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh, cánh buồm trắng căng phồng, no gió ra khơi được so sánh với mảnh hồn làng sáng lên vẻ đẹp lãng mạn. Những người dân lao động nơi đây cũng vô cùng nhiệt huyết, khỏe khoắn và tràn đầy sức sống. Qua những hình ảnh lao động đẹp đẽ, tác giả bày tỏ nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 3
Bài thơ Quê Hương của Tế Hanh đã làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng, sinh động của bức tranh làng quê miền Bắc, tiêu biểu là một làng quê chài lưới ven biển. Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi. hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài lưới và tình yêu quê hương trong sáng tha thiết của nhà thơ.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 4
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 5
Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939 khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Tác giả đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với những con người lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống bằng giọng thơ gợi cảm, hào hùng, hình ảnh phong phú và ý nghĩa.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 6
Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hòa quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc. Hai tiếng “quê hương” nghe rất thân thương, mộc mạc và gần gũi với mỗi con người Việt Nam. Đó là nơi ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, là khi đi xa ta muốn trở về trong vòng tay của gia đình để được yêu thương, bao bọc.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 7
Đây là một bức tranh toàn cảnh về quê hương yêu dấu của nhà thơ. Với một giọng điệu khỏe khoắn, với những hình ảnh sinh động cùng với sự kết hợp hài hòa, độc đáo những biện pháp nghệ thuật như: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Tế Hanh đã tạo nên một bức tranh quê hương rất mới mẻ và tươi tắn. Đằng sau bức tranh quê hương với những hoạt động của người dân làng chài trên vùng biển là nỗi lòng nhớ thương da diết của nhà thơ. Nhớ những gì gần gũi nhất, thân thương nhất, quen thuộc nhất của quê hương.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 8
Tế Hanh, một nhà thơ có chất giọng hồn nhiên, phong độ sáng tác đều đều, và mỗi tập thơ của ông đều được ghi dấu bằng một vài bài thơ đáng nhớ, đủ để ghi vào lòng độc giả những cảm xúc mới mẻ, tinh tế của một hồn thơ trẻ. Có thể nói quê hương là nguồn cảm hứng lớn nhất trong đời thơ của Tế Hanh mà bài thơ Quê hương chính là một khởi đầu đầy xuất sắc và hứa hẹn.Quê hương dù được sáng tác vào những năm đầu khi Tế Hanh chập chững đặt những dấu chân đầu tiên trên thi đàn Việt Nam, cụ thể là trong phong trào thơ Mới thế nhưng bản thân tác phẩm đã đem đến những nguồn cảm xúc mới lạ, đồng thời cũng thể hiện được cái tài năng và duyên đặc biệt của nhà thơ đối với quê hương, một khái niệm rất đỗi thân thuộc nhưng không phải nhà thơ nào cũng đủ tinh tế để viết về nó một cách mềm mại và sâu sắc.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 9
“Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.
Tóm tắt bài Quê hương – Mẫu 10
Bài thơ là bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Qua đó, thể hiện nỗi nhớ da diết, sự gắn bó thủy chung, tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả Tế Hanh
Tiểu sử
– Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
– Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
Sự nghiệp
– Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương.
– Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến.
– Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
– Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết.
– Tác phẩm chính: các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963)
2. Tác phẩm Quê hương
Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
b. Bố cục Quê hương
Văn bản Quê hương được chia thành 3 phần
– 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.
– 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá
– 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.
– 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương
c. Thể loại
Văn bản Quê hương thuộc thể loại thơ tự do
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Quê hương là biểu cảm kết hợp miêu tả
Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Quê hương
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Quê hương
– Ngôn ngữ bình dị mà gợi cảm, giọng thơ khỏe khoắn hào hùng
– Hình ảnh thơ phong phú, giàu ý nghĩa
– Nhiều phép tu từ được sử dụng đạt hiệu quả nghệ thuật