Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:
Tóm tắt Nói với con
Bài giảng: Nói với con – Kết nối tri thức
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 1
Bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái phải biết yêu thương, tự hào về truyền thống của quê hương, dân tộc mình. Bài thơ ca ngợi cội nguồn gia đình, quê hương với những từ ngữ gần gũi, nhắc nhở con phát huy phẩm chất cao đẹp của quê hương để vững bước trên cuộc đời.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 2
Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống, niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽvới quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 3
Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình. Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộc lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 4
Bài thơ là lời nhắc nhở con cái về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, con được lớn lên trong sự nâng niu mong chờ của cha mẹ, trong tình yêu thương của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Từ đó, người cha mong muốn con mình dù ở bất cứ đâu, đi bất cứ nới nào cũng không bao giờ được sống một cách tầm thường phải luôn giữ lấy cốt cách giản dị, ý chí của dân tộc để vững bước, xây dựng quê hương giàu đẹp.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 5
Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 6
Y Phương đã vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động, khái quát mà vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người miền núi. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do phóng khoáng làm cho cảm xúc cụ thể, rõ ràng, giọng điệu thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 7
Bài thơ ra đời cuối những năm bảy mươi của thế kỉ XX, khi cả đất nước đứng trước hiện thực khó khăn sau chiến tranh. Với hai mươi tám câu thơ tự do, bài thơ có thể chia làm hai phần. Mười một câu thơ đầu là tình cảm gia đình, quê hương đầm ấm, tươi vui. Mười bảy câu còn lại là truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người đồng mình và mong muốn của người cha. Gia đình, quê hương là cái nôi đầu đời của mỗi con người. Tình cảm gia đình, quê hương là sợi dây vô hình níu giữ bước chân của những con người xa quê với cội nguồn. Với giọng điệu tâm tình nhỏ nhẹ, Y Phương cho ta cảm nhận niềm hạnh phúc gia đình bình dị mà ai trong chúng ta cũng từng được trải qua.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 8
Nhà thơ Y Phương đã đem đến trong những sáng tác của mình niềm tự hào và lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cùng sự đề cao những giá trị văn hóa dân tộc. Điều này đã được thể hiện qua hàng loạt sáng tác của ông, tiêu biểu là bài thơ “Nói với con”. Qua bài thơ này, tác giả đã gửi gắm lời tâm sự thiết tha, tâm tình đầy ý nghĩa về cội nguồn sinh ra, lớn lên và nuôi dưỡng con người. Đồng thời thể hiện niềm tự hào về những phẩm chất cao quý của quê hương và để lại những lời khuyên mộc mạc, chân thành nhưng ẩn chứa những bài học triết lý sâu sắc. Bài thơ “Nói với con” chứa đựng một thế giới ấm áp và chứa chan tình yêu thương của gia đình và quê hương.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 9
Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng và ca ngợi truyền thống cùng niềm tự hào về quê hương, dân tộc mình. Bài thơ giúp chúng ta có thể hiểu thêm về sức sống cùng vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi và gợi nhắc đến tình cảm đẹp đẽ với quê hương cùng ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Tóm tắt bài Nói với con – Mẫu 10
Bài thơ là tấm lòng người cha nhắc cho con về tình cảm cội nguồn. Người cha nhắc con tự hào về truyền thống cao đẹp và sức sống của quê hương mình.
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
-Y Phương(1948-2022)
– Quê quán: Cao Bằng
– Phong cách nghệ thuật: tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, phong khoáng in đậm bản sắc quê hương ông
– Tác phẩm chính: Người núi Hoa(1982), Tết tháng giêng(1986), Đàn Then(1996)….
2. Tác phẩm
Thể loại: Thơ tự do
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được viết năm 1980. Khi con gái của ôg mới 1 tuổi, khi đó kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, miêu tả
Bố cục
– Phần 1 khổ đầu: lời của người cha dạy cho con mình nhớ về cội nguồn sinh dưỡng gia đình, quê hương
– Phần 2 còn lại: Người cha nhắc con tự hào về truyền thống, sức sống của quê hương
Giá trị nội dung tác phẩm Nói với con
– Lời của cha nhắc nhở con gái hãy luôn nhớ về nguồn cội của mình và tự hào về truyền thống đẹp đẽ của dân tộc
Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nói với con
– Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
– Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang
– Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa
– Hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.