Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
I. Đọc (trang 5, 6, 7, 8, 9 SBT Ngữ Văn lớp 7)
Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Nối thông tin ở cột A với thông tin tương ứng ở cột B:
A |
B |
|
1. Vần chân/ cước vận |
a. Là loại vần được gieo theo cách tiếng cuối của dòng trên vần với một tiếng nằm ở giữa dòng dưới hoặc các tiếng trong cùng một dòng thơ hiệp vần với nhau. |
|
2. Vần lưng/ yêu vận |
b. Là loại vần mà trong đó bộ phận vần của các tiếng được gieo vần không lặp lại hoàn toàn mà có thể khác biệt nhau chút ít. |
|
c. Là loại vần được gieo vào cuối dòng thơ, nghĩa là các tiếng ở cuối dòng vần với nhau. |
Trả lời:
Câu trả lời đúng là: lc; 2a.
Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa thể thơ bốn chữ và thể thơ năm chữ
Trả lời:
– Điểm giống nhau: Vần thơ kết hợp vần chân và vần lưng (xen kẽ), gieo vần liền hoặc cách. Số dòng trong bài thơ không hạn định.
– Điểm khác nhau:
+ Thể thơ bốn chữ: mỗi dòng có bốn chữ, thường có nhịp 2/2;
+ Thể thơ năm chữ: mỗi dòng có năm chữ, thường có nhịp 3/2 hoặc 2/3.
Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hãy điền thông tin phù hợp vào hai câu sau:
Trả lời:
Các em điền lần lượt vào các chỗ trống như sau:
(1) từng vế, (2) xuống dòng, (3) dòng thơ, (4) tiết tấu, (6) nhạc điệu.
Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời của cây (Trần Hữu Thung) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Đề miêu tả hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy?
b. Chỉ ra và nêu tác dụng của (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ:
Mâm tròn nằm giữa
Vỏ hạt làm nôi
Nghe bàn tay vỗ
Nghe tiếng ru hời.
c. Nhận xét về nhịp thơ của đòng thơ “Rằng các bạn ơi?”. Từ đó, cho biết qua khổ thơ cuối, tác giả muốn thay mặt cây nhắn gửi đến chúng ta điều gì?
Trả lời:
a. Đề miêu tả hình ảnh hạt nảy mầm, tác giả đã sử dụng hình ảnh “giọt sữa”. Đó là một hình ảnh ẩn dụ gợi tả rõ nét màu sắc sinh động, sự khởi đầu căng tràn nhựa sống của hạt mầm bé xíu. Hình ảnh ấy cũng thể hiện sự quan sát thiên nhiên qua lăng kính của một đứa trẻ, đem đến cho người đọc sự cảm nhận về thế giới xung quanh thật diệu kì, lạ lẫm.
b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ là so sánh (vỏ hạt – nôi) và điệp từ (nghe).
Tác dụng: Làm cho việc miêu tả trở nên sinh động và giàu giá trị biểu cảm. Hạt mầm bé nhỏ dường như nhận được rất nhiều sự yêu thương từ vạn vật xung quanh. Vỏ hạt nâng niu, che chở mầm từ bên trong. Điệp từ “nghe” cho thấy sự giao cảm đặc biệt giữa mầm với thế giới xung quanh. Mầm dường như “lắng nghe”, cảm nhận rất rõ sự chờ đợi, vỗ về của đất trời và con người dành cho mình nên siêng năng tích tụ sức sống, chờ ngày “mở mắt” đón chào cuộc sống mới.
c. Dòng thơ “Rằng các bạn ơi” ngắt nhịp 1/3. Qua đó, tác giả thể hiện cây khao khát muốn được giao cảm, chia sẻ với con người. Tác giả muốn thay mặt cây để nhắn gửi đến chúng ta thông điệp mỗi sự vật trên thế giới này đều góp phần làm nên sự sống.
Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc lại văn bản Sang thu(Hữu Thỉnh) trong SGK Ngữ văn 7 (tập l) và trả lời các câu hỏi sau:
a. Chỉ ra nét độc đáo về cách dùng từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Có đám mây nùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
b. Em có cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua bài thơ?
c. Nếu được chọn một hình ảnh miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu thì em sẽ chọn hình ảnh nào? Vì sao?
d. Theo em, từ “bỗng” trong hai đòng thơ: “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se” có thể được thay bằng từ “đã” không? Vì sao?
Trả lời:
a. Nét độc đáo của hai câu thơ được thể hiện qua:
– Sử dụng hình ảnh “đám mây mùa hạ” để miêu tả bước đi của mùa thu: gợi liên tưởng đến thời điểm chớm thu, đầu thu.
– Biện pháp tu từ nhân hoá được thể hiện qua những từ ngữ “vắt nửa mình”: miêu tả sinh động khoảnh khắc giao mùa cực kì ngắn ngủi của thiên nhiên, đem đến cho người đọc cảm nhận thu đến rất nhanh và dường như dư âm của mùa hè chưa kịp tan biến mà đang lẩn khuất, hiện hữu trong buổi đầu thu ấy.
b. Đây là câu hỏi mở, HS có thể trả lời: bức tranh miêu tả tinh tế khoảnh khắc đất trời chuyển từ hè sang thu. Bức tranh ấy được miêu tả sinh động, gợi cảm bằng tất cả các giác quan như: thị giác, thính giác, khứu giác,… Sự vật được tác giả miêu tả trong trạng thái “động”, tất cả đang ở trong trạng thái nửa lưu luyến mùa hạ, nửa háo hức, xôn xao với sự hiện diện của mùa thu. Bức tranh ấy vì thế dường như mang cả tâm trạng của nhà thơ trước khoảnh khắc giao mùa.
c. Đây là câu hỏi mở. HS có thể lựa chọn một hình ảnh bất kì từ văn bản nhưng cần lí giải thuyết phục nét độc đáo của hình ảnh ấy trong việc miêu tả tinh tế và tài tình khoảnh khắc đất trời chuyển mình sang thu.
d. Trong hai dòng thơ “Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se”, không thể thay thế từ “bỗng” bằng từ “đã” vì:
– Từ “bỗng”: diễn tả một hành động/ quá trình xảy ra một cách tự nhiên, không ngờ, không lường trước được.
– Từ “đã”: biểu thị sự việc/ hiện tượng nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc.
Trong ngữ cảnh của văn bản Sang thu, từ “đã” không diễn tả được sự bất ngờ, ngạc nhiên đầy thú vị của tác giả khi đột nhiên nhận ra sự hiện diện của hương ổi – tín hiệu mùa thu trong không gian. Điều đó chứng tỏ mùa thu chỉ mới chợt đến, đến một cách rất nhanh và đột ngột nên đem đến cảm xúc đầy ngỡ ngàng xen lẫn thích thú của tác giả. Đồng thời đây là bài thơ miêu tả khoảnh khắc chuyển mình sang thu của đất trời nên nếu dùng từ “đã” thì không phù hợp với nội dung chính của toàn văn bản vì từ “đã” lại khẳng định sự hiện điện một cách trọn vẹn của mùa thu trong không gian ấy. Khoảnh khắc chuyển từ hè sang thu vì thế đã hoàn tất nêu dùng từ “đã”; còn ở đây tất cả đều chỉ mới bắt đầu.
Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
VỀ MÙA XOÀI MẸ THÍCH
Thanh Nguyên
Quả xoài xưa Mẹ thích
cứ gợi mãi trong con
cái hương thơm chín nức
cái quả bé tròn tròn
Khi cây xoài trước ngõ
lấp ló trái vàng hoe
đủ nhắc cho con nhớ
mùa hạ đã gần về
Cầm quả xoài của Mẹ
cẩm cả mùa trên tay
cắn miếng xoài ngọt lịm
vị đầu lưỡi thơm hoài
Vô tình hay hữu ý
xoài mang hình quả tim?
Riêng con thì con nghĩ
đây – lòng Mẹ ngọt mềm
Tóc xoã rồi tóc búi
một đời Mẹ chắt chiu
xoài non rồi chín tới
quả lủng lẳng cành treo
Nghe lurơng xoài bay theo
từng bước chân của Mẹ
thơm lựng vào lời kể
những câu chuyện đời xưa.
Ngõ hạt mưa đầu mùa
là hột xoài trong suốt
nhìn vỏ xoài Mẹ gọt
con gọi: cảnh hoàng Ïan…
Ngỡ như cả mùa vàng
nằm trong bàn tay Mẹ
Trọn một đời thơ bé
ướp lẫn với hương xoài.
Nhưng rồi có một ngày
trái xoài già rụng cuống…
Tháng hạ không đến sớm
dù cho quả xoài vàng
tháng hạ không đến muộn
đủ nhắc con mùa sang.
Ngào ngại khắp không gian
hương xoài xưa Mẹ thích.
(In trong Mùa hạ trong thi ca, Tuyển thơ nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2007)
a. Bài thơ được làm theo thể thơ gì?
b. Chỉ ra những đặc điểm về vần và nhịp của bài thơ.
e. Tìm một số từ ngữ, hình ảnh miêu tả “quả xoài của mẹ” qua cách nhìn, cách cảm của người con. Nhận xét về điểm chung của những từ ngữ, hình ảnh ấy. Cách miêu tả như vậy có tác đụng gì?
d. Tìm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Nhưng rồi có một ngày
trái xoài già rụng cuống…
Tháng hạ không đến sớm
dù cho quả xoài vàng
tháng hạ không đến muộn
đủ nhắc con mùa sang.
đ. Hình ảnh người mẹ hiện lên như thể nào trong văn bản?
e. Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Trả lời:
a. Bài thơ được làm theo thể thơ năm chữ.
b. Đặc điểm vần và nhịp của bài thơ Về mùa xoài mẹ thích:
– Vần: vần chân (con – tròn, ý – nghĩ, mẹ – bé, vàng – sang).
– Nhịp: ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3.
c. Một số từ ngữ miêu tả hình ảnh quả xoài của mẹ qua cách nhìn, cách cảm của người con: hương thơm chín nức, quả bé tròn tròn, ngọt lịm, xoài mang hình quả tim, hột xoài trong suốt – hạt mưa đầu mùa, vỏ xoài – cảnh hoàng lan. Tất cả các hình ảnh ấy đều rất đẹp đẽ và ngọt ngào. Tác dụng:
– Góp phần khắc hoạ hình ảnh mộc mạc, thân thương của “quả xoài xưa Mẹ thích”.
– Tất cả những hình ảnh ấy được hiện lên qua sự hoài niệm ngọt ngào của người con. Điều đó cho thấy những gì thuộc về mẹ là một vùng kí ức ngọt ngào, thiêng liêng đối với tác giả. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận rõ hơn về những tình cảm yêu thương, trân quý của một đứa con dành cho mẹ.
d. Hình ảnh “trái xoài già rụng cuống” là hình ảnh ẩn dụ gợi liên tưởng tới sự ra đi của mẹ. Hình ảnh trái xoài ấy gắn liền với những kí ức ngọt ngào về mẹ. Vì vậy khi sử dụng hình ảnh ấy để điễn tả sự ra đi của mẹ, tác giả đem đến cho người đọc sự hình dung rõ nét về nỗi đau, niềm tiếc thương và cả sự hụt hẫng, mất mát những kí ức rất đẹp của chính bản thân mình.
đ. Hình ảnh người mẹ hiền hậu, dịu dàng, lam lũ cả đời, chắt chiu khó nhọc vì con và đặc biệt là rất gần gũi, thương yêu con cái. Điều đó được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh như: “xoài mang hình quả tim – đấy lòng Mẹ ngọt mềm”, “Nghe hương xoài bay theo/ từng bước chân của Mẹ/ thơm lựng vào lời kể/ những câu chuyện đời xưa ”….
e. Qua việc hồi tưởng về những kí ức gắn liền với cây xoài của mẹ, tác giả thể hiện sự yêu thương, kính trọng dành cho người mẹ của mình và cả những tiếc nuối, hụt hẫng, buồn bã trước sự ra đi của mẹ.
– Thông điệp: Kí ức ngọt ngào, quý giá về những người thân yêu có thể gắn liền với những điều thật giản đị, gần gũi, nhỏ bé….
Câu 7 trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MỤC ĐỒNG1 NGỦ TRÊN CÁT TRẮNG
Trần Quốc Toàn
Suốt ngày dãi nắng
Vàng hoe tóc bồng2
Đêm nhóm lửa hồng
Áp lưng cát trắng
Lắng nghe gió thổi
Thia lia3 sao xa
Nằm ngâm chân mỏi
Vào sông Ngân Hà…
Những hạt bắp nướng
Chín căng giọt sương
Một hòn than nổ
Bung vì sao băng
Ai vùi khoai củ
Thơm giờ tàn canh
Tù và4 đã rúc
Đảnh thức bình mình
Dê…
Cừu…
Bứt cọng nắng
Kéo ông mặt trời lên.
(In trong báo Thiếu niên tiền phong, số 168/ 2015)
1 Mục đồng: trẻ chăn trâu, chăn bò.
2 Tóc bồng: tóc ở trạng thái nổi cao lên, phồng cao lên.
3 Thia lia: liệng cho mảnh sành, mảnh ngói, v.v. bay sát mặt nước và nẩy lên nhiều lần.
4 Tù và: dụng cụ báo hiệu ở nông thôn thời trước, làm bằng sừng trâu, bò hoặc vỏ ốc,
dùng hơi để thổi, tiếng vang xa.
a. Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm nào? Dựa vào đâu để nhận biết điều đó?
b. Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào? Từ đó, em hình dung như thế nào về cuộc sống và tâm hồn của họ?
c. Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ.
d. Tác giả thể hiện tình cảm gì với chú bé mục đồng? Tình cảm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào?
đ. Xác định (những) biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ dưới đây và phân tích tác dụng của chúng.
Những hạt bắp nướng
Chín căng giọt sương
Một hòn than nổ
Bung vì sao băng
e. Qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
a. Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm từ đêm đến bình minh. Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đêm: đêm nhóm lửa hồng, thia lia sao xa,…; miêu tả bình mình: tù và đã rúc, đánh thức bình minh, kéo ông mặt trời lên,…
b. Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh: dãi nắng, vàng hoe tóc bồng, đêm nhóm lửa hồng, nằm nghe gió thổi, thia lia sao xa,…
– Bức tranh đó gợi tả cuộc sống mục đồng vất vả nhưng có những niềm vui bình dị mà không phải ai cũng được hưởng (nằm trên bãi cát, ngắm sao, ăn ngô nướng,…), gợi tả tâm hôn đẹp, trí tưởng tượng phong phú của những cậu bẻ mục đồng.
c. Cách gieo vần: vần chân (vần liền, vần cách), vần chính, vần thông. Cách ngắt nhịp của bài thơ Mục đồng ngủ trên cát trắng là 2/2. Riêng ba fòng cuối được ngắt dòng đặc biệt và có nhịp đặc biệt:
Dê…/
Cừu…/
bứt cọng nắng/
Kéo ông mặt trời lên.
d. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý chú bé mục đồng. Tình cảm đó được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả cuộc sống của chú bé, qua những câu thơ như: “Suốt ngày dãi nắng/ Vàng hoe tóc bồng”.
đ. Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh (hạt bắp nướng – (chín căng như) giọt sương: một hòn than nổ – (bung xoè sáng như) vì sao băng).
– Tác dụng: Khiến cho việc miêu tả cuộc sống của các mục đồng thêm thi vị, khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên dù đạm bạc, đơn sơ; góp phần thể hiện tâm trạng đầy sự hào hứng, thích thú với cuộc dạo chơi giữa thiên nhiên.
e. Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là hãy lắng nghe, tận hưởng vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống.
II. Tiếng Việt (trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7)
Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Hoàn thành những thông tin về phó từ trong bảng sau:
Phó từ |
Những thông tin cần lưu ý |
Vị trí trong câu |
|
Chức năng |
|
Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp |
Trả lời:
Phó từ |
Những thông tin cần lưu ý |
Vị trí trong câu |
Luôn đi kèm trước danh từ hoặc đi kèm trước/ sau động từ, tính từ. |
Chức năng |
– Khi đứng trước danh từ, phó từ bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ. – Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến,… – Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng,… |
Lưu ý khi sử dụng trong giao tiếp |
– Khi nói và viết nên dùng: + Phó từ ở trước danh từ để làm cho sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ trở nên rõ nghĩa về số lượng. + Phó từ ở trước hoặc sau động từ, tính từ để làm cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ trở nên rõ nghĩa. ->Đó cũng là cách mở rộng thành phần chính của câu, làm cho thông tin của câu trở nên rõ ràng, cụ thể và chi tiết. – Khi đọc và nghe, cần chú ý đến sự xuất hiện của các phó từ ở trước danh từ hoặc trước/ sau động từ, tính từ vì các phó từ ấy có thể biểu thị ý nghĩa bổ sung cho nội dung thông tin về sự vật, sự việc, hiện tượng được nêu ở danh từ hoặc hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ. |
Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.
Xác định phó từ trong những trường hợp sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ hoặc tính từ nào.
a. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là những nhánh cỏ non tơ nhất. (Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
b. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
(Nguyễn Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)
c. Sơn lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van: “Thế bây giờ làm thế nào, hở vú? Mợ tôi biết thì chết”. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
d. Bẩm nhà cháu độ này khổ lắm, chẳng để dành được đồng nào may áo cho con cả. (Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)
đ. Mẹ phải vần cái vại dưa ấy cạnh bếp, nửa ngày lại xoay một lần.
(Đỗ Bích Thuý, Và tôi nhớ khói)
Trả lời:
Câu |
Phó từ |
Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ |
a |
thường những |
Thường bổ sung cho động từ nhốt ý nghĩa: thời gian. Những bổ sung cho danh từ nhánh ý nghĩa: số lượng. |
b |
đều |
Bổ sung cho động từ có ý nghĩa: tính đồng nhất về trạng thái của nhiều đối tượng. |
c |
quá sắp |
Quá bổ sung cho động từ lo ý nghĩa: mức độ. Sắp bổ sung cho động từ ăn ý nghĩa: thời gian |
d |
Lắm Chẳng Được |
Lắm bổ sung cho tính từ khổ ý nghĩa: mức độ Chẳng bổ sung cho động từ để dành ý nghĩa: phủ định Được bổ sung cho động từ để dành ý nghĩa: hành động vừa nói đến đã đạt được kết quả. |
đ |
Lại |
Bổ sung cho động từ xoay ý nghĩa: lặp lại |
III. Viết (trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7)
Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Khi làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ, cần lưu ý điều gì?
Trả lời:
Những điều cần lưu ý khi sáng tác một bài thơ bốn hoặc năm chữ là:
– Thể hiện cách nhìn, cách cảm nhận,.. của người viết về cuộc sống.
– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh phù hợp để thể hiện cách nhìn, cảm xúc của bản thân về cuộc sống.
– Sử dụng các biện pháp tu từ phù hợp để tạo nên những liên tưởng độc đáo, thú vị.
– Gieo vần, ngắt nhịp một cách hợp lí để làm tăng giá trị biểu đạt của ngôn từ.
– Đặt nhan đề phù hợp với nội dung văn bản.
– Đảm bảo đủ số chữ (bốn chữ hoặc năm chữ) ở các dòng thơ theo yêu cầu của thể loại.
Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ có đặc điểm gì?
Trả lời:
– Khái niệm: Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ (bốn chữ hoặc năm chữ) thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ.
– Đặc điểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
+ Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn, gồm nhiều câu được liên kết với nhau, bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.
+ Trình bày cảm xúc của người viết về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
+ Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
+ Cấu trúc gồm có ba phần:
Mở đoạn: giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc chung về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).
Thân đoạn: trình bày cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: cảm xúc đó được gợi ra từ những hình ảnh, từ ngữ nào trong bài thơ.
Kết đoạn: khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với người viết.
Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày cảm xúc của em về một trong hai bài thơ Về mùa xoài mẹ thích (Thanh Nguyên) và Mục đồng ngủ trên cát trắng (Trần Quốc Toàn).
Trả lời:
* Các em thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
– Xác định đề tài bằng cách trả lời những câu hỏi như: Đề bài yêu cầu viết về vấn đề gì? Kiểu bài nào? Độ dài của đoạn văn là bao nhiêu?
– Thu thập tư liệu bằng cách xác định những thông tin cẩn tìm và tìm những thông tin ấy ở đâu?
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý bằng cách:
– Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận âm thanh, vần, nhịp điệu của bài thơ và xác định những cảm xúc mà văn bản đã gợi cho em.
– Tìm và xác định ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh độc đáo, những biện pháp tu từ mà tác giả bài thơ đã sử dụng.
– Xác định chủ đề của bài thơ.
– Lí giải vì sao em có cảm xúc đặc biệt với bài thơ.
– Viết nhanh dưới dạng cụm từ thể hiện những ý tưởng trên.
Lập dàn ý: Hãy sắp xếp những ý đã nêu thành dàn ý của đoạn văn theo mẫu gợi ý trong SGK.
Bước 3: Viết bài
Dựa vào dàn ý, viết một đoạn văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần bảo đảm các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Dựa vào bảng kiểm trong SGK để xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Đoạn văn mẫu 1:
Trong kho tàng thi ca Việt Nam từ xưa đến nay có rất nhiều bài hay và xúc động viết về mẹ, trong đó không thể không kể đến bài “Về mùa xoài mẹ thích” của Thanh Nguyên. Bài thơ mở đầu từ hình ảnh mộc mạc, thân thương của “quả xoài xưa Mẹ thích” với hương thơm chín nức, quả bé tròn tròn, ngọt lịm, xoài mang hình quả tim, hột xoài trong suốt – hạt mưa đầu mùa, vỏ xoài – cảnh hoàng lan, … Tất cả những hình ảnh ấy được hiện lên qua sự hoài niệm ngọt ngào của người con. Những gì thuộc về mẹ là một vùng kí ức ngọt ngào, thiêng liêng đối với tác giả. Hình ảnh người mẹ hiền hậu, dịu dàng, lam lũ cả đời, chắt chiu khó nhọc vì con và đặc biệt là rất gần gũi, thương yêu con cái. Điều đó được tác giả thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh như: “xoài mang hình quả tim – đấy lòng Mẹ ngọt mềm”, “Nghe hương xoài bay theo/ từng bước chân của Mẹ/ thơm lựng vào lời kể/ những câu chuyện đời xưa ”…. Qua việc hồi tưởng về những kí ức gắn liền với cây xoài của mẹ, tác giả thể hiện sự yêu thương, kính trọng dành cho người mẹ của mình và cả những tiếc nuối, hụt hẫng, buồn bã trước sự ra đi của mẹ. Từ dó gửi gắm cho chúng ta thông điệp quý giá: Kí ức ngọt ngào, quý giá về những người thân yêu có thể gắn liền với những điều thật giản đị, gần gũi, nhỏ bé….
Đoạn văn mẫu 2:
Bài thơ “Mục đồng ngủ trên cát” của Trần Quốc Toàn” là một bài thơ hay và đầy ấn tượng. Bài thơ miêu tả cuộc sống của những chú bé mục đồng trong thời điểm từ đêm đến bình minh. Các từ ngữ, hình ảnh miêu tả đêm như đêm nhóm lửa hồng, thia lia sao xa,…; miêu tả bình mình: tù và đã rúc, đánh thức bình minh, kéo ông mặt trời lên,… Bức tranh cuộc sống của mục đồng đã được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh: dãi nắng, vàng hoe tóc bồng, đêm nhóm lửa hồng, nằm nghe gió thổi, thia lia sao xa,… Bức tranh đó gợi tả cuộc sống mục đồng vất vả nhưng có những niềm vui bình dị mà không phải ai cũng được hưởng (nằm trên bãi cát, ngắm sao, ăn ngô nướng,…), gợi tả tâm hôn đẹp, trí tưởng tượng phong phú của những cậu bẻ mục đồng. Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý chú bé mục đồng. Tình cảm đó được thể hiện gián tiếp qua cách miêu tả cuộc sống của chú bé, qua những câu thơ như: “Suốt ngày dãi nắng/ Vàng hoe tóc bồng”. Trong bài thơ hàng loạt các phép so sánh được sử dụng như: hạt bắp nướng – chín căng như giọt sương: một hòn than nổ – bung xoè sáng như vì sao băng. Tất cả đã khiến cho việc miêu tả cuộc sống của các mục đồng thêm thi vị, khoáng đạt, gần gũi với thiên nhiên dù đạm bạc, đơn sơ; góp phần thể hiện tâm trạng đầy sự hào hứng, thích thú với cuộc dạo chơi giữa thiên nhiên. Qua bài thơ này tác giả cũng muốn gửi đến người đọc thông điệp là hãy lắng nghe, tận hưởng vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên và cuộc sống.
IV. Nói và nghe (trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7)
Câu hỏi trang 11 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Vẽ sơ đồ các bước Tóm tắt nội dung chính do người khác trình bày và giải thích ý nghĩa của từng bước.
Trả lời:
Các em có thể vẽ sơ đồ như sau:
– Ý nghĩa bước 1: Chủ ý lắng nghe thì mới hiểu được ý người nói, không ghi tóm tắt thì không nhớ được ý chính.
– Ý nghĩa bước 2: Đọc lại, trao đổi với người nói và chỉnh sửa để đảm bảo bản ghi tóm tắt thể hiện đúng ý người nói.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Tiếng nói của vạn vật
Bài 2: Bài học cuộc sống
Bài 3: Những góc nhìn văn chương
Bài 4: Quà tặng của thiên nhiên
Bài 5: Từng bước hoàn thiện bản thân