Những cái nhìn hạn hẹp – Ngữ văn lớp 7
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– In trong Tổng hợp văn học dân gian người Việt, tập 10, Truyện ngụ ngôn, Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003
b. Bố cục Những cái nhìn hạn hẹp
Văn bản Những cái nhìn hạn hẹp được chia thành 2 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “con trâu đi qua dẫm bẹp”): Truyện Ếch ngồi đáy giếng
– Phần 2 (còn lại): Truyện Thầy bói xem voi
c. Tóm tắt
– Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Đến khi mưa to, nước dâng lên, ếch ra khỏi giếng, đi lại nghênh ngang, không để ý đến xung quanh, nên bị một con trâu đi qua dẫm bẹp
– Truyện Thầy bói xem voi: Năm ông thầy bói mù góp tiền biếu người quản tượng để cho xem con voi có hình thù thế nào. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi. Ông sờ vòi bảo con voi sun sun như con đỉa; ông sờ ngà bảo con voi chần chẫn như cái đòn càn; ông sờ tai bảo con voi như cái quạt thóc; ông sờ chân nói con voi như cột đình; ông sờ đuôi lại bảo con voi tun tủn như cái chổi sể cùn. Năm ông cãi nhau rồi đánh nhau toác đầu chảy máu.
d. Thể loại
Văn bản Những cái nhìn hạn hẹp thuộc thể loại truyện ngụ ngôn
e. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp
– Truyện Ếch ngồi đáy giếng: Phê phán cách nhìn thế giới hạn hẹp của ếch, chỉ vì huênh hoang, kiêu ngạo nên phải chịu kết cục bi thảm
– Truyện Thầy bói xem voi: Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Những cái nhìn hạn hẹp
– Ngôn từ bình dị, gần gũi
– Lối viết hấp dẫn, thú vị.
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Con chim Chiền Chiện
Tác giả – tác phẩm: Những cái nhìn hạn hẹp
Tác giả – tác phẩm: Những tình huống hiểm nghèo
Tác giả – tác phẩm: Biết người, biết ta
Tác giả – tác phẩm: Chân, tay, tai, mắt, miệng