Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN, LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI, XÃ HỘI
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
– Khái niệm tục ngữ.
– Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
– Sưu tầm một số câu tục ngữ về con người, xã hội.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b. Năng lực chuyên biệt:
– Đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
– Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động con người và xã hội vào đời sống.
3.Phẩm chất:
– Yêu quý, trân trọng những kinh nghiệm cha ông để lại.
– Vận dụng vào đời sống thực tế những kinh nghiệm, bài học hay, phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Kế hoạch bài học
– Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, một số câu tục ngữ cùng chủ đề nhắc học sinh soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh:
– Soạn bài
– Sưu tầm các câu tục ngữ cùng chủ đề
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.
b. Nội dung: HS tham gia trò chơi đố vui
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
|
Dự kiến sản phẩm
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Nhiệm vụ: GV đưa ra trò chơi ô chữ để ôn lại một số câu tục ngữ đã học ở buổi trước về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
– Phương án thực hiện:
+ Thực hiện trò chơi “Ô chữ bí ẩn”
+ Luật chơi: Mỗi đội có 5 hs tham gia trong vòng 2 phút 2 đội lần lượt chọn câu hỏi theo số mà các con yêu thích
– Thời gian: 2 phút
– Sản phẩm: Các từ ngữ điền vào chỗ chấm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
* Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
+ lập đội chơi
+ chuẩn bị tinh thần thi đấu
+ thực hiện trò chơi theo đúng luật
* Giáo viên:
– Tổ chức cho hs chơi trò chơi
– Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
– Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu các đội lần lượt lựa chọn câu hỏi. Hết câu hỏi thì dừng lại.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Học sinh nhớ lại được các câu tục ngữ đã học ở bài trước.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá:
+ tinh thần, ý thức hoạt động học tập
+ kết quả làm việc
+ bổ sung thêm nội dung (nếu cần)
=> Vào bài: Có thể thấy, kho tàng tục ngữ với số lượng lớn là cả một kho kinh nghiệm mà dân gian xưa đã đúc kết. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu giá trị của tục ngữ. Cụ thể hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
|
1. Tấc đất tấc vàng.
2. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
3. Cái răng, cái tóc là góc con người.
4. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
5. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
6. Mưa tháng Ba hoa đất/ Mưa tháng Tư hư đất.
=> TỤC NGỮ
|
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Tìm hiểu khái niệm tục ngữ (2 phút)
a. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là tục ngữ và nội dung, chủ đề tục ngữ nói chung của văn bản nói riêng.
b. Nội dung: HS trả lời nhanh phiếu học tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
|
Dự kiến sản phẩm
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Giáo viên yêu cầu: Đọc phần chú thích và điền thông tin còn thiếu vào bảng sau:
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian
|
Tác giả:
|
Hình thức
|
Nội dung:
|
Nghệ thuật:
|
Phạm vi vận dụng:
|
– Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: Đọc, suy nghĩ, trình bày
– Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh trình bày
– Dự kiến sản phẩm:
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian
|
Tác giả: dân gian -> mang tính tập thể, dị bản
|
Hình thức: câu nói
|
Nội dung: kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động, con người, xã hội.
|
Nghệ thuật:
– Những câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn.
– Giàu hình ảnh, sử dụng so sánh, ẩn dụ
– Gieo vần
|
Phạm vi vận dụng: đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói hàng ngày.
|
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
– Học sinh khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
– GV bổ sung, nhấn mạnh:
+ Về hình thức: tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn có đặc điểm ngắn gọn, kết cấu bền vững có hình ảnh, nhịp điệu
+ Về nội dung: diễn đạt kinh nghiệm, cách nhìn nhận của nhân dân về tự nhiên, lao động, sản xuất, con người, xã hội
Những bài học kinh nghiệm về quy luật thiên nhiên và lao động sản xuất là nội dung quan trọng của tục ngữ.Vì thế tục ngữ còn được gọi là túi khôn của nhân dân
– Có nhiều câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen, một số câu có cả nghĩa bóng
|
I. Tìm hiểu chung:
1. Khái niệm:
– Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về:
+ Quy luật của thiên nhiên
+ Kinh nghiệm lao động sản xuất
+ Kinh nghiệm về con người và xã hội.
|
2. Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục (5 phút)
a. Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được ngữ nghĩa cụ thể của mỗi câu tục ngữ và những đề tài cụ thể của tục ngữ.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
|
Dự kiến sản phẩm
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– Giáo viên yêu cầu: Ta có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?
– Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh: Làm việc cá nhân -> Thảo luận nhóm -> thống nhất ý kiến
– Giáo viên: Quan sát, động viên, hỗ trợ học sinh khi cần thiết
– Dự kiến sản phẩm: 8 câu tục ngữ trong bài chia làm 3 nhóm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
– Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
– Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu 1 hoặc 2 nhóm lên trình bày kết quả
– Học sinh nhóm khác bổ sung
Bước 4: Nhận xét, đánh giá
– Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt:
|
I. TÌM HIỂU CHUNG
+ Câu 1, 3 : Những câu tục ngữ về thiên nhiên.
+ Câu 2, 4: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.
+ Từ câu 5 đến 8 : Những câu tục ngữ về con người và xã hội.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 6: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Đẽo cày giữa đường
Giáo án Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Giáo án Thực hành tiếng việt trang 9, 10
Giáo án Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân
Giáo án Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,