Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 10 LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT
NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH
Thời gian: 2 tiết
I. Mục tiêu bài dạy
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
1. Năng lực đặc thù
– Nhận biết được ngữ cảnh.
– Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
2. Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: thể hiện trong hoạt động làm bài tập nhóm và trình bày bài tập.
II. Thiết bị dạy học
– Máy tính, máy chiếu hoặc TV có kết nối, bảng phụ, phấn/ bút lông.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
III. Tiến trình dạy học
A. Hoạt động mở đầu
a. Mục tiêu:
Kích hoạt kiến thức nền về nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các trường hợp nhất định.
b. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
c. Nội dung:
Học sinh nhìn hình ảnh giải nghĩa từ trong câu văn nhất định.
d. Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu hình ảnh và câu văn phù hợp với hình ảnh, học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời.
Ví dụ 1:
Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. Bắt được con chim anh ấy nhốt vào lồng.
Em hãy giải nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp trên
Ví dụ 2:
a. Cái ghế này chân bị gãy rồi (1)
b. Nam đá bóng nên bị đau chân (2)
c. Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi (3)
Thực hiện trò chơi ai nhanh hơn, GV tổ chức cho HS gắn câu văn vào hình ảnh với nghĩa của từ chân.
Ví dụ 3: GV chuyển giao cho HS ví dụ sau yêu cầu HS đoán vật mà em bé bưng và giải nghĩa của từ cởi
Em hãy xem xét trường hợp sau:
Em bé bưng ……………vào nhà và nói với mẹ:
-
Mẹ ơi cởi ra.
Theo em nghĩ em bé nói mẹ cởi cái gì?
Sau đó GV lần lượt đưa ra hình ảnh vật mà em bé bưng ra HS rút ra nghĩa của từ cởi trong từng trường hợp trên.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Ví dụ 1: HS thực hiện theo cặp đôi thảo luận.
– Ví dụ 2: HS làm việc cá nhân.
– Ví dụ 3: HS thảo luận cặp đôi.
* Báo cáo, thảo luận
HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp
* Kết luận, nhận định
– GV nhận xét cách HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, kết luận đáp án đúng của các ví dụ.
Ví dụ 1: Nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp:
-
“ ngựa lồng lên”: hăng, mạnh lên;
-
“ lồng chim” Đồ đan hoặc đóng bằng tre hoặc bằng sắt dùng để nhốt gà hoặc chim.
Ví dụ 2:
Chân ghế ( 1) Chân người (2) chân núi(3)
Ví dụ 3: Từ cởi trong 3 trường hợp trên
-
Cởi cặp ( mở cái cặp ra)
-
Cởi gói bánh ( bóc gói bánh ra)
-
Cởi quả bưởi ( bóc quả bưởi)
Từ những ví dụ trên GV định hướng : cùng một từ nhưng khi đặt trong những câu văn nhất định chúng ta sẽ hiểu theo một nghĩa nhất định. Câu văn trong trường hợp như vậy người ta gọi là ngữ cảnh, nghĩa của từ trong trường hợp như vậy người ta gọi là nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
B. Hoạt động hình thành kiến thức và thực hành tiếng Việt
1. Hoạt động tìm hiểu nội dung Tri thức Tiếng Việt
a. Mục tiêu
– Trình bày được khái niệm Ngữ cảnh.
– Hiểu được nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh nhất định
b. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh
c. Nội dung
Học sinh đọc phần Tri thức tiếng Việt trong sách giáo khoa, GV lấy ví dụ giảng giải thêm cho học sinh nắm vững khái niệm ngữ cảnh.
d. Tổ chức thực hiện
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành tiếng Việt trang 104.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Lời trái tim
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 104
Giáo án Mẹ
Giáo án Viết bài văn biểu cảm về con người
Giáo án Ôn tập trang 112
Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo năm 2023 mới nhất,