Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài 5
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG TRẠNG NGỮ
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 7B1
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
+ Tri thức được kiến thức về mở rộng trạng ngữ.
+ Các trường hợp mở rộng trạng ngữ.
2. Về năng lực:
– Xác định được trạng ngữ
– Nhận biết từ, các cụm từ mở rộng trạng ngữ.
– Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có mở rộng thành phần trạng ngữ.
3. Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
– Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về mở rộng trạng ngữ kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu.
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “truyền mật thư” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi của GV. Câu hỏi này nhằm tạo không khí và dẫn dắt hs vào bài học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
|
HĐ của thầy và trò
|
Sản phẩm dự kiến
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi: “Truyền thư mật”
Luật chơi:
Cả lớp cùng hát một bài hát, vừa hát vừa truyền mật thư. Khi hết bài hát, mật trong tay bạn nào thì bạn đó sẽ trả lời câu hỏi trong mật thư
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
– Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
– Học sinh chơi trò chơi “Truyền mật thư”.
-Trả lời câu hỏi trong mật thư
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
– Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV nhận xét và giới thiệu bài học:
Những kiến thức các bạn vừa nhắc lại trong bài trạng ngữ cô trò chúng ta học ở lớp 6. Lên lớp 7 chúng ta sẽ được học nâng cao hơn về trạng ngữ đó là mở rộng trạng ngữ. Vậy có những cách mở rộng trạng ngữ nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
|
|
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu:
+ Các trường hợp mở rộng trạng ngữ.
– Sử dụng mở rộng trạng ngữ trong khi nói và viết
– Định hướng phát triển năng lực sử dụng mở rộng trạng ngữ trong viết văn, trong giao tiếp tiếng Việt.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy.
c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV giao nhiệm vụ: Trình bày sản phẩm hoạt động dự án của tổ đã chuẩn bị trước ở nhà.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
– Đọc phần kiến thức ngữ văn nhận biết mở rộng trạng ngữ
– Trình bày sơ đồ tư duy (đã chuẩn bị ở nhà)
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
GV:
– Yêu cầu HS lên trình bày.
– Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
– Trình bày kết quả làm việc nhóm
– Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
– Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Trạng ngữ không phải là thành phần bắt buộc trong câu. Nhưng trong giao tiếp, ở những câu cụ thể, việc lược bỏ trạng ngữ sẽ làm cho câu thiếu thông tin, thậm chí thiếu thông tin chính hoặc không liên kết được với các câu khác. Vậy chúng ta vận dụng mở rộng trạng trong khi nói và viết sao cho đạt hiệu quả giao tiếp? Cô trò chúng ta cùng luyện tập.
|
I. Tri thức tiếng Việt
Việc mở rộng trạng ngữ thường được thực hiện bằng một trong hai cách sau:
-Dùng từ hoặc cụm từ chính phụ (cụm danh từ, cụm động từ. cụm tính từ) bổ sung cho từ làm trạng ngữ. Ví dụ: “Hồi ấy, rừng này còn nhiều hổ lắm.” (Đoàn Giỏi); “Trong chuyến đi về Hà Tĩnh, quan Phó bảng Sắc lưu lại huyện Đức Thọ một thời gian.” (Sơn Tùng).
-Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm trạng ngữ hoặc trực tiếp cấu tạo trạng ngữ. Ví dụ: “Khi tôi cầm lọ muối lên thì thấy chú đã ngổi xổm xuống cạnh bếp.” (Đoàn Giỏi); “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá.” (Tạ Duy Anh).
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 5: Thực hành Tiếng Việt.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Hội thi thổi cơm
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 108, 109
Giáo án Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang
Giáo án Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giáo án Nói và nghe: Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,