Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
VĂN BẢN 1: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM”
—————-
A. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,…), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,…) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
– Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung mỗi văn bản thể hiện: Tình cảm cảm của nhà văn Đoàn giỏi trong các sáng tác của mình, tình yêu thiên nhiên, thêm tự hào về vẻ đẹp thiện nhiên và trân quí con người, trân quí tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học.
– Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của giả.
– Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh về nhà văn Bùi Hồng và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
– Các phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT ….
HĐ 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu: Hoạt động nhằm khởi động – kích hoạt kiến thức nền, kết nối kiến thức đã biết với bài học. Qua đó tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh
b. Nội dung:- HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi …..
c. Sản phẩm:Tất cả HS nắm được nhiệm vụ học tập- chia sẻ được hiểu biết của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.TRI THỨC NGỮ VĂN
a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
– Phát biểu được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học và giá trị nhận thức của văn học.
– Xác định được kiến thức cần tìm hiểu trong SGK: Tiếp cận văn bản, các kiến thức Ngữ văn trong mục “ Kiến thức Ngữ văn” để kết nối vào bài học
b. Nội dung: HS làm việc với SGK và tham gia trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Sổ tay văn học, vở ghi
d. Tổ chức thực hiện:
1. Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
Ở lớp 6, HS đã biết về mục đích của VB nghị luận thông qua khái niệm VB nghị luận. Ở đây,mục đích của VB nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề cuộc sống hoặc văn học. Nội dung chính của VB nghị luận là một khái niệm mới, GV cần chú ý giải thích khái niệm và cách xác định nội dung chính của VB nghị luận (dựa vào tri thức đọc hiểu trong SGK).
Ở lớp 6, HS đã biết về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận và nhận biết các yếu tố này trong những VB nghị luận đơn giản, chỉ có một tầng ý kiến. Tuy vậy, ở một số VB nghị luận cụ thể (đặc biệt là nghị luận văn học), tác giả trình bày ý kiến thành các tầng, bậc, rồi mới triển khai lí lẽ và bằng chứng. Do vậy, để HS có thể đọc hiểu VB nghị luận có hai tầng ý kiến, có thể là khái niệm Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong VB nghị luận. GV cần kích hoạt kiến thức nền của HS về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (đã học trong Ngữ văn 6), sau đó dựa vào phần tri thức đọc hiểu và sơ đồ trong SGK để HS nhận ra khái niệm ý kiến lớn, ý kiến nhỏ.
2. Giá trị nhận thức của văn học
GV lưu ý hs một số giá trị của tác phẩm văn học như giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục…
II. Tìm hiểu chung
1.Đọc văn bản 1 kết hợp tìm hiểu thông tin theo định hướng trong hộp chỉ dẫn.
2. Trả lời các câu hỏi trong SGK, phần chuẩn bị theo mẫu.
PHIẾU SỐ 1
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 10 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 4: Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 4: Nghị luận văn học
Giáo án Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam
Giáo án Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 90
Giáo án Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,