Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 8: VĂN NGHỊ LUẬN
NÓI – NGHE: THẢO LUẬN NHÓM
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
– HS nắm vững những yêu cầu khi trình bày ý kiến về một vấn đề bằng ngôn ngữ nói (nêu lên những suy nghĩ, nhận xét, đưa ra lí lẽ và những bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.)
– Củng cố kiến thức về các vấn đề có liên quan đến nội dung nói.
– Biết tìm ý, lập dàn ý, cách trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạnh dạn, tự nhiên, trôi chảy.
– Nắm bắt được những thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra được những nhận xét, góp ý cho bạn.
2. Năng lực
– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực sử dụng ngôn ngữ: tạo điều kiện để HS thể hiện tư tưởng của mình một cách trung thực nhất, tự nhiên nhất. Tôn trọng những ý kiến, cách nhìn nhận, quan điểm của cá nhân người học về các vấn đề được đặt ra.
3. Phẩm chất
– Nhân ái: Qua tiết luyện nói và nghe, HS biết đoàn kết, nhận xét đánh giá theo hướng khích lệ, động viên.
– Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
– Trách nhiệm: Trong việc chuẩn bị nội dung tiết nói và nghe một cách tích cực và trách nhiệm với hành vi của bản thân trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
– Giáo án; Phiếu học tập, trả lời câu hỏi;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:
– Đọc SGK, lập dàn ý và Tập nói ở nhà theo hướng dẫn của SGK
– Mang theo 1 đồ vật (tranh ảnh / âm nhạc …) minh họa cho phần nói
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
b) Nội dung: HS chia sẻ theo kĩ thuật THINK – PAIR – SHARE
c) Sản phẩm: Phần chia sẻ của HS
d) Tổ chức hoạt động:
GV yêu cầu HS chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung: Vấn đề được đề cập đến trong cuộc sống khi xem đoạn video qua kĩ thuật THINK – PAIR – SHARE.
+ THINK: Suy nghĩ cá nhân
+ PAIR: Chia sẻ cặp đôi
– SHARE: Chia sẻ suy nghĩ của mình với cả lớp
– GV quan sát, hỗ trợ, nhận xét.
🡺 Giáo viên vào bài: (chiếu slide)
Các em ạ, thế giới của chúng ta có biết bao nhiêu vấn đề cần quan tâm như dân số thế giới gia tăng gần cán mốc 8 tỉ người, môi trường trên Trái Đất đang bị ô nhiêm, dịch bệnh bùng phát ở một số nơi.
Đối với một học sinh, một công dân tương lai của toàn cầu thì vấn đề gì khiến con quan tâm? => Mời một vài học sinh trả lời
Có những vấn đề chúng ta cần thảo luận, cần sự sẻ chia để thấu hiểu và có biện pháp ứng phó thích hợp . Một trong các vấn đề mà chúng ta cần quan tâm là gì. Điều đó sẽ được trả lời trong tiết Nói-nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống. Vậy làm thế nào để trở thành người nói hấp dẫn, người nghe tích cực chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay.
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 5 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 8: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống
Giáo án Bài 9: Tùy bút và tản văn
Giáo án Cây tre Việt Nam
Giáo án Trưa tha hương
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,