Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 7: THƠ
Đọc – hiểu văn bản (1)
NHỮNG CÁNH BUỒM
-Hoàng Trung Thông-
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những cánh buồm” [4].
– Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,…) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,…) của bài thơ [5].
– Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. [6].
– Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những cánh buồm” [7].
– Suy ngẫm về ước mơ của bản thân và những việc làm để thực hiện ước mơ [8].
2. Về phẩm chất:
– Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm những người trong gia đình; yêu thiên nhiên và biết không ngừng ước mơ cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh về nhà thơ Hoàng Trung thông và văn bản “Những cánh buồm”…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Cả lớp cùng xem video và cho biết cảm nhận của em về câu chuyện này?
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS theo dõi video.
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
– Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (…’)
2.1 Kiến thức ngữ văn
|
Mục tiêu: [2]; [3]; [5]
Nội dung:
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Trò chơi tiếp sức – chia lớp thành 3 đội (3 nhóm lớn): Thi viết nhanh (điền từ) thiếu vào dấu (…):
– Đặc điểm về từ ngữ và hình ảnh trong thơ:
+ Từ ngữ trong thơ thiên về …, đòi hỏi người đọc phải chủ động … để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.
+ Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về …. xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm …
– Cách hiểu ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh:
Ngữ cảnh của một yếu tô’ ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:
+ Những … đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ …
+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ …
– Vai trò của ngữ cảnh:
+ Ngữ cảnh có vai trò … đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS các nhóm theo dõi Kiến thức ngữ văn-SGK để điền từ nhanh (mỗi thành viên chỉ được viết 1 lần).
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm.
– HS đại điện nhóm trình bày sản phẩm. Các nhóm còn lại theo dõi, nhận xét…
B4: Kết luận, nhận định
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV: – Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm, công bố kết quả.
– Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
|
1. Từ ngữ và hình ảnh trong thơ
– Từ ngữ trong thơ thiên về khơi gợi, đòi hỏi người đọc phải chủ động liên tưởng, tưởng tượng để hiểu hết sự phong phú của ý thơ.
– Hình ảnh trong thơ là hình ảnh về con người, cảnh vật,… xuất hiện trong thơ, giúp cho việc diễn đạt nội dung thêm gợi cảm, sinh động…
2. Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh
– Ngữ cảnh của một yếu tô’ ngôn ngữ trong câu hoặc văn bản thường được hiểu là:
+ Những từ ngữ, câu đứng trước hoặc đứng sau yếu tố ngôn ngữ đó. Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đổng nghĩa với từ văn cảnh.
+ Hoàn cảnh, tình huống giao tiếp (gồm các yếu tố: Chủ thể, đối tượng; mục đích giao tiếp; thời gian, nơi chốn diễn ra hoạt động giao tiếp). Theo nghĩa này, từ ngữ cảnh đồng nghĩa với các từ tình huống, bối cảnh.
– Ngữ cảnh có vai trò quan trọng đối với việc xác định nghĩa của từ ngữ.
|
2.2 Đọc – hiểu văn bản (…’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’)
|
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]
Nội dung:
GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung
HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
– Hướng dẫn: Đọc toàn bài với giọng chậm rãi dịu dàng, trầm lắng phù hợp với việc diễn đạt tình cảm của cha với con.
+ Lời của con: ngây thơ, hồn nhiên
+ Lời của cha: ấm áp, dịu dàng thể hiện tình yêu con, cảm xúc tự hào về con, về tuổi thơ của mình, về sự tiếp nối cao đẹp của các thế hệ.
– HS đọc đúng, giải thích được một số từ khó.
– Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
b. Tác giả
– Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
– Chia nhóm cặp đôi
– Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và thực hiện phiếu bài tập.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần)
HS: 1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. (MH lớp học đảo ngược)
– HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
– HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
– Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
– Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
Đặc điểm
|
Thể hiện trong văn bản
Những cánh buồm
|
Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt
|
– Số dòng:
– Số khổ:
– Vần:
|
Thơ là tác phẩm trữ tình, thiên về bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ
|
-Cảm xúc bao trùm của bài:
|
Ngôn ngữ thơ thường hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh
|
– Tính hàm súc
– Hình ảnh thơ
|
+ Hãy nêu xuất xứ của văn bản?
+ Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào?
+ Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS: Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
|
1. Tác giả
– Hoàng Trung Thông (1925 – 1993)
– Quê: Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An
– Thơ của ông giản dị, cô đọng, chứa đựng cảm xúc trong sáng.
– Nhiều bài thơ của ông đã được phổ nhạc.
2. Tác phẩm
– Thể thơ: thơ tự do
– Xuất xứ: Bài thơ Những cánh buồm rút ra từ tập thơ cùng tên (1964).
– Phương thức biểu đạt: kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự.
– Bố cục ( 3 phần)
+ P1: Từ đầu …lòng vui phơi phới.
🡪 Miêu tả hình ảnh của người cha và người con đi dạo trên bãi cát
+ P2: Tiếp theo đến…để con đi
🡪 Cuộc trò chuyện của hai cha con và mong muốn của người con
+ P3: Còn lại
🡪 Cảm nhận của người cha.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 7: Những cánh buồm.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 7: Thơ
Giáo án Những cánh buồm
Giáo án Mây và sóng
Giáo án Thực hành tiếng việt trang 26
Giáo án Mẹ và quả
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,