Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN
(GIỚI THIỆU QUY TẮC, LUẬT LỆ CỦA MỘT HOẠT ĐỘNG HAY TRÒ CHƠI)
THỰC HÀNH ĐỌC – HIỂU:
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRÊN “ĐẤT VẬT” BẮC GIANG
– Theo Phí Trường Giang (dulichbacgiang.gov.vn) –
Thời gian thực hiện: …..tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức:
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm, cách triển khai…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
– Hiểu ý nghĩa của hoạt động đó.
2. Về năng lực:
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
– Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
– Nhận biết được một số yếu tố hình thức (đặc điểm, cách triển khai…), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) của văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
– Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang”.
– Đọc hiểu một văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất:
Yêu nước: Yêu quý, trân trọng cảnh vật, con người và truyền thống văn hóa của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh tư liệu liên quan đến bài học.
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS tìm hiểu về các hoạt động đấu vật truyền thống, qua đó sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b) Nội dung: HS xem clip giới thiệu các hoạt động đấu vật truyền thống và tham gia trò chơi „Ma trận“
c) Sản phẩm: Từ khóa trong ma trận:
1. Mùa xuân
2. Nông dân
3. Keo vật
4. Xe đài
5. Lấm lưng trắng bụng
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
|
SẢN PHẨM
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
– GV chiếu video giới thiệu về đấu vật dân tộc
– GV yêu cầu HS chú ý theo dõi video, sau đó trả lời câu hỏi:
– Hướng dẫn HS tham gia trò chơi “Ma trận”:
+ Chia lớp thành 4-6 nhóm (tùy theo số lượng HS trong lớp), cử nhóm trưởng, thư ký. Mỗi nhóm được phát 1 bảng ma trận in sẵn và 1 bút dạ màu.
+ GV lần lượt đặt câu hỏi liên quan đến clip đã xem bằng cách khoanh vào các ô chữ trong ma trận. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 10s. Đội nào có nhiều đáp án đúng hơn, đội đó sẽ thắng.
Nội dung câu hỏi:
Đấu vật truyền thống thường được tổ chức vào thời gian nào trong năm?
Đấu vật truyền thống là bộ môn thể thao được tầng lớp nào ưa chuộng?
Một trận đấu giữa 2 đô vật được gọi là gì?
Trước khi đấu vật, các đô vật phải thực hiện nghi lễ nào?
Muốn chiến thắng, đô vật phải hạ đối thủ bằng cách nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chia đội, quan sát, suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Nhóm trả lời câu hỏi của GV bằng cách khoanh vào ma trận.
– Đại diện các nhóm lên dán kết quả lên bảng và chấm chéo cho bài nhóm khác theo hướng dẫn của GV.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
– Nhận xét câu trả lời của HS, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm.
– Kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: Trò chơi vừa rồi đã mang lại cho chúng ta thêm nhiều kiến thức về môn đấu vật truyền thống của dân tộc. Các em ạ, đấu vật là môn thể thao có lịch sử lâu đời, tồn tại ở nhiều quốc gia trên thế giới và có nhiều biến thể khác nhau. Tại Việt Nam, đấu vật là một trò chơi dân gian mang tính cổ truyền ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Các làng nổi tiếng với môn vật là: Trung Mầu (Gia Lâm), Vị Thanh (Vĩnh Yên). Mai Động (Hà Nội), Thức Vụ (Nam Định), Phong Châu, Đoan Hùng (Vĩnh Phú)… Mỗi nơi lại có những điểm nhấn nổi bật riêng, thu hút những ai yêu đấu vật và du khách thập phương. Ngày hôm nay, cô mời các em cùng đến với vùng đất Bắc Giang để tìm hiểu về nét đẹp khó trộn lẫn của môn đấu vật tại nơi đây qua tiết …..: Thực hành Đọc – Hiểu
NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC TRÊN “ĐẤT VẬT” BẮC GIANG
Phí Trường Giang
|
– HS chia sẻ suy nghĩ
|
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TÌM HIỂU CHUNG
Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm: thể loại, ngôi kể, bố cục…
Nội dung: GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh trả lời câu hỏi về tác giả, tác phẩm… thông qua phiếu học tập
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn HS cách đọc văn bản
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
– GV hướng dẫn cách đọc văn bản: đọc giọng rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng chỗ
– GV gọi 1 HS đọc phần còn lại.
– HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
B2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs suy nghĩ câu trả lời cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận:
– HS trả lời.
– GV gọi HS nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
B4: Kết luận, nhận định
– GV nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của HS.
– GV bổ sung, chốt kiến thức: Chỉ qua bước đọc văn bản, toàn bộ diễn biến keo vật hiện lên qua trí tưởng tượng của cô trò chúng ta thật mới mẻ, thú vị. Nét mới mẻ, thú vị ấy thể hiện ở nhiều yếu tố, trong đó có cách sử dụng từ ngữ. Vì vậy, các em cố gắng tập đọc, tìm hiểu nghĩa của từ, đặc biệt những từ thuộc về chuyên môn đấu vật, để đồng điệu với tác giả về cảm xúc trân trọng, yêu quê hương, yêu đất nước thông qua nét đẹp trong hội vật.
|
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Đọc
|
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu khái quát tác phẩm:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo bàn trong 5 phút thực hiện phiếu bài tập sau:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ nhóm đôi và cá nhân.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– Đại diện 1 nhóm đôi báo cáo kết quả hoàn thành nhiệm vụ 1 của nhóm.
– Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS, trình chiếu đáp án. GV chốt kiến thức:
|
2. Từ khó:
3. Tác phẩm:
– Thể loại: thuyết minh
– PTBĐ: thuyết minh
– Bố cục: 2 phần
|
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
|
NỘI DUNG 1: Tìm hiểu về hình thức của văn bản
Mục tiêu: biết được những đặc trưng về hình thức của văn bản và hiểu ý nghĩa của hình thức trong việc thể hiện nội dung văn bản.
Nội dung: tổ chức tìm hiểu bằng kĩ thuật vấn đáp,HS hoạt động cá nhân.
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu HS tìm hiểu nhan đề cùng các yếu tố hình thức khác của văn bản bằng hoạt động cá nhân:
? Quan sát nhan đề kết hợp với sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết văn bản này giới thiệu về hoạt động hay trò chơi?
? Nhan đề cho người đọc biết gì về nội dung chính được nói tới trong văn bản? Qua đó, em hãy nhận xét về cách đặt nhan đề của tác giả?
? Văn bản được minh họa những hình ảnh nào? Theo em, tại sao người biên soạn sách lại lựa chọn những hình ảnh đó trong văn bản này?
? Cách trình bày có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của văn bản?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
– HS trao đổi cùng các chuyên gia trong nhóm.
– HS suy nghĩ câu hỏi của GV ở hoạt động cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
– HS trả lời bằng cách xung phong
– HS khác nhận xét (nếu có)
Dự kiến câu trả lời:
– Văn bản giới thiệu về trò chơi truyền thống của dân tộc, cho ta biết nội dung chính được nói tới trong văn bản là: hội đấu vật.
– Tác giả đã đặt nhan đề ngắn gọn nhưng rất đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu,tập trung được các ý chính của văn bản.
– Văn bản được minh họa bởi 2 hình ảnh:
+ Hình ảnh thứ nhất là tranh dân gian Đông Hồ về đấu vật, chứng tỏ hình thức thể thao này đã có từ lâu đời trên đất nước ta. Hình ảnh đó đã củng cố thêm nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc.
+ Hình ảnh thứ hai là tranh vẽ mô phỏng hội đấu vật ở Bắc Giang giúp HS hình dung được phần nào nét đẹp trong keo vật thờ ở lễ hội.
– Cách lựa chọn hình ảnh rất phù hợp, khéo léo đã góp phần mang hình ảnh lễ hội đến gần hơn tới HS,khi kết hợp với nội dung bài sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lễ hội đặc sắc ở Bắc Giang.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét phần trình bày của nhóm chuyên gia, thư kí và sự chuẩn bị của các HS khác.
|
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Nhan đề – hình thức văn bản:
– Nhan đề: ngắn gọn, súc tích, tập trung vào nội dung chính của văn bản: lễ hội đấu vật ở Bắc Giang với những nét đặc sắc riêng có.
– Cách trình bày hình ảnh minh họa phù hợp, khéo léo góp phần làm rõ nội dung văn bản.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 5: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 108, 109
Giáo án Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang
Giáo án Viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi
Giáo án Nói và nghe: Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi
Giáo án Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,