Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Tiết 6
ĐỌC VĂN BẢN
VĂN BẢN 4: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1 Về kiến thức
– HS nắm được:
-
Về hình thức, tục ngữ thường ngắn gọn, cô đúc; phẩn lớn có vần điệu; nhịp nhàng, cần đối; hoàn chỉnh về ngữ pháp.
-
Về nội dung, tục ngữ thường đúc kết kinh nghiệm về tự nhiên, về lao động sản xuất, về ứng xử trong cuộc sống.
– HS hiểu được, mặc dù có quy mô nhỏ, nhưng tục ngữ vẫn tồn tại với tư cách là một loại sáng tác ngôn từ dân gian, thấy được tương quan giữa tục ngữ với các loại sáng tác ngôn từ dân gian khác như ca dao, vè,…
1.2 Về năng lực
– Nhận diện tục ngữ và bài học kinh nghiệm qua những câu tục ngữ.
– Có khả năng đọc hiểu những câu tục ngữ lưu truyền trong đời sống, biết vận dụng tục ngữ trong một số tình huống giao tiếp.
– Hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật của một câu tục ngữ.
– Viết đoạn văn cảm nhận về một câu tục ngữ.
1.3 Về phẩm chất
– Giúp HS phát triển các phẩm chất: yêu tục ngữ, và có ý thức vận dụng tục ngữ trong nói năng và tạo lập văn bản.
– Tự hào về vẻ đẹp văn học Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Sưu tầm một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập 1,2:
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: kết nối với văn bản đọc 1, khơi dậy kiến thức nền để tiếp thu kiến thức mới của bài.
b) Nội dung: HS chia sẻ kiến thức đã lĩnh hội
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi ngắn:
Khi trò chuyện với người khác em đã dùng tục ngữ chưa? Hãy lý giải từ thực tế của bản thân
Theo em, vì sao người ta lâij dùng tục ngữ trong giao tiếp hằng ngày ?
Hs xung phong chia sẻ câu trả lời
Gv tuyên dương , khích lệ và nhấn mạnh: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, có vần nhịp nên đã tự nhiên đi vào lời ăn tiếng nói của người dân. Điều đó đã khiến cho câu nói trong giao tiếp trở nên ý nhị, sâu sắc và gợi cảm hơn rất nhiều. Vậy thì với hs muốn sử dụng được tốt tục ngữ thì chúng ta phải có năng lực nào? Chắc các bạn sẽ có chung câu trả lời đầu tiên là phải nhận diện và có hiểu biết về ý nghĩa của tục ngữ.
Gv chuyển tiết học: MỘT SỐ CÂU TỤC NGỮ VIỆT NAM
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I. TÌM HIỂU CHUNG
a) Mục tiêu: Nắm được những thông tin chung về chủ đề, số tiếng, vần, nhịp của một số câu tục ngữ.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
|
HĐ của GV & HS
|
Nội dung cần đạt
|
Nhiệm vụ 1: Đọc-chú thích
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Yêu cầu HS đọc to, diễn cảm văn bản chú ý vần nhịp và chiến lược theo dõi và trả lời các hộp thoại
– GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó, dựa vào chú giải trong SGK: cần, tày, nề…
– HS lắng nghe.
Bước 2: thực hiện nhiệm vụ
+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS đọc và trả lời chú thích
+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
Nhiệm vụ 2: Tác phẩm
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
– GV chia lớp làm 6 nhóm , sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn ,yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi trong vòng 10 phút:
? Có thể xếp 15 câu tục ngữ vào những chủ đề nào
? Tìm hiểu số tiếng trong mỗi câu tục ngữ và nhận xét chung về độ dài của tục ngữ.
? Câu tục ngữ nào gieo vần, ý nghĩa của việc gieo vần.
? Câu tục ngữ nào có hình thức của một thể thơ quen thuộc được dùng rất nhiều trong ca dao, tìm thêm 2 câu tương tự
Cách thực hiện:
Giáo viên chia lớp thành các nhóm học tập từ 4- 6 học sinh. Trao cho mỗi nhóm 1 tờ A0 (tượng trưng cho khăn trải bàn) thảo luận câu hỏi theo yêu cầu kĩ thuật khăn trải bàn:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
B1. Trưởng nhóm chia sẻ khăn trải bàn
B2. Từng thành viên nhóm trình bày. Trưởng nhóm thể hiện ý kiến của từng người vào khăn theo từng cạnh của khăn.
B3. Sau 2-3 phút làm việc cá nhân , nhóm trao đổi thống nhất ý kiến cả nhóm
Dự kiến sản phẩm:
– 3 chủ đề là: Câu 1 đến câu 5: chủ đề kinh nghiệm về thời tiết; câu 6 đến câu 8: chủ đề kinh nghiệm về lao động sản xuất; cầu 9 đến cầu 15: chủ đề kinh nghiệm vể đời sống xã hội.
– Ngắn nhất là 5 chữ, dài nhất cũng có 16 chư-> tục ngữ ngắn gọn.
– Trừ mỗi câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn câu nào cũng gieo vần-> tạo sự nhịp nhàng nghệ thuật và dễ nhớ dễ thuộc.
– Câu 15 theo thể lục bát. 2 câu tương tự
1. L.ua chiêm lấp ló đấu bờ/ Hễ nghe tiếng sâm phất cờ mà lên-,
2. Cười người chớ vội cười lâu/ Cười người hôm trước, sau người cười;…
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Đại diện các nhóm treo khăn trải bàn và trình bày kết quả.
HS khác nghe và bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định
+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
GV nhấn mạnh: Tục ngữ thường hiệp vần lưng rất cân đối nhịp nhàng như: nắng tốt dưa/ mưa tốt lúa; đói cho sạch/rách cho thơm…
|
1. Đọc, chú thích:
– Cách đọc: đọc to, rõ ràng, chậm rãi, giọng đọc khác nhau ở những đoạn bàn luận hay kể chuyện. Chú ý khi đọc theo dõi cột bên phải để nhận biết một số ý được bàn luận.
2. Tìm hiểu chung về một số câu tục ngữ
– 3 chủ đề: Câu 1 đến câu 5: chủ đề kinh nghiệm về thời tiết; câu 6 đến câu 8: chủ đề kinh nghiệm về lao động sản xuất; cầu 9 đến cầu 15: chủ đề kinh nghiệm vể đời sống xã hội.
– Ngắn gọn, thường gieo vần.
– Có sử dụng thể thơ lục bát (câu 15)
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức Bài 6: Một số câu tục ngữ Việt Nam.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 10
Giáo án Một số câu tục ngữ Việt Nam
Giáo án Con hổ có nghĩa
Giáo án Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)
Giáo án Nói và nghe: Kể lại một câu chuyện ngụ ngôn
Giáo án Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất,