Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: –
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN
Đọc – hiểu văn bản (1)
GHE XUỒNG NAM BỘ
(2 tiết)
– Minh Nguyen –
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
– Hệ thống kiến thức về văn bản thông tin, làm cơ sở để đọc hiểu các văn bản cùng thể loại.
– Nắm được các đặc điểm của phương tiện giao thông đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ.
– Hiểu được ý nghĩa và giá trị của đối tượng được đề cập trong văn bản thông tin.
2. Về năng lực
* Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp [2].
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong thực hành tiếng Việt [3].
* Năng lực đặc thù
– Nhận biết được tri thức Ngữ văn (văn bản thông tin: cách triển khai văn bản, bố cục văn bản, đối tượng trong văn bản, người viết chia đối tượng làm mấy loại…) [4].
– Đặc điểm và tác dụng của đối tượng trong văn bản [5].
– Tóm tắt văn bản một cách ngắn gọn [6].
– Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu trong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” [7].
– Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của phương tiện đi lại ở Nam Bộ trong văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ” [8].
– Viết được đoạn văn tóm tắt văn bản vơi yêu cầu khác nhau về độ dài [9].
– Xác định được thuật ngữ trong văn bản thông tin[10].
– Nhận biết tác dụng của việc sử dụng thuật ngữ trong văn bản thông tin[11].
3. Về phẩm chất: Chăm chỉ, nghiêm túc, trung thực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
– Tranh ảnh về văn bản “Ghe xuồng Nam Bộ”.
– Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của bài đọc – hiểu dựa trên những ngữ liệu của phần khởi động.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhìn hình đoán tên các phương tiện giao thông.
HS nhìn hình và trả lời các câu hỏi.
GV kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Chia lớp ra làm các đội chơi.
– Tổ chức trò chơi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS lắng nghe âm thanh phương tiện giao thông, quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để dự đoán câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định đội chơi trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của trò chơi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Chốt đáp án và công bố đội giành chiến thắng.
– Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Đọc – hiểu văn bản (59’)
I. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN (15’)
|
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5]; [6]
Nội dung:
GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.
HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.
|
Tổ chức thực hiện
|
Sản phẩm
|
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
– Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).
– Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà trên nhóm zalo (hoặc Padlet) và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.
PHIẾU HỌC TẬP
Từ khoá
|
Biểu hiện
|
Văn bản thông tin
|
|
Cước chú
|
|
Tài liệu tham khảo
|
|
Thuật ngữ
|
|
Phương tiện phi ngôn ngữ
|
|
(Phiếu học tập giao về nhà)
? Trình bày những hiểu biết của em về văn bản thông tin?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
– HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
B3: Báo cáo, thảo luận
– GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.
– HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.
B4: Kết luận, nhận định
HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).
GV:
– Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.
– Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau
2. Tác phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
a. Đọc
– Hướng dẫn đọc nhanh.
+ Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát.
– Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ).
+ Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy.
+ Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán.
– Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn.
b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:
? Văn bản triển khai thông tin theo cách nào?
? Đối tượng nào được giới thiệu trong văn bản?
? Người viết chia đối tượng thành mấy loại? Trong mỗi loại lớn có những loại nhỏ nào?
? Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?
? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt.
2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS: 1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc.
2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).
HS:
– Trả lời các câu hỏi của GV.
– HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
– Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi.
– Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.
|
1. Tri thức đọc – hiểu
Từ khoá
|
Biểu hiện
|
Văn bản thông tin
|
Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, … Thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
|
Cách triển khai
|
Phân loại đối tượng
|
Cước chú
|
lời giải thích ghi ở chân trang hoặc cuối văn bản về từ ngữ, kí hiệu hoặc xuất xứ của trích dẫn,…trong văn bản (có thể chưa rõ với người đọc)
|
Tài liệu tham khảo
|
những tài liệu được người viết (người nói) xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập đến trong văn bản, giúp cho thông tin được trình bày trong văn bản thêm phong phú thuyết phục. Tài liệu tham khảo thường được ghi ở cuối bài viết hoặc cuối chương hay cuối sách.
|
Thuật ngữ
|
từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được sử dụng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
|
Phương tiện phi ngôn ngữ
|
Là tranh ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu, kí hiệu,…phối hợp với lời văn (phương tiện ngôn ngữ) để cung cấp thông tin cho người đọc.
|
2. Tác phẩm
a) Đọc và tóm tắt
– Cách đọc
b) Tìm hiểu chung
– Cách triển khai thông tin: phân loại đối tượng thành nhiều loại nhỏ để giới thiệu, giải thích.
– Đối tượng: các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ
– Người viết chia đối tượng thành 2 loại lớn là ghe và xuồng.
– Nội dung: sự đa dạng, phong phú và đặc điểm riêng của các loại ghe, xuồng Nam Bộ.
– Mục đích của văn bản: giới thiệu về đặc điểm, giá trị của các loại ghe, xuồng ở Nam Bộ.
-> Triển khai từ khái quái đến cụ thể, chi tiết.
– Bố cục: 4 phần
– Phần 1: Từ đầu đến “chia thành nhiều loại”
🡪 Sự đa dạng của các loại ghe xuồng ở Nam Bộ
– Phần 2: Tiếp theo đến “trong giới thương hồ”
🡪 Tác giả giới thiệu các loại xuồng và đặc điểm của từng loại
– Phần 3: Tiếp theo đến “Bình Đại (Bến Tre) đóng.
🡪 Tác giả giới thiệu các loại ghe và đặc điểm của từng loại
– Phần 4: Còn lại.
🡪 Giá trị của các loại ghe, xuồng đối với kinh tế và văn hóa của người dân Nam Bộ.
|
II. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI (44’)
|
1. Ghe xuồng ở Nam Bộ (20’)
|
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7]
Nội dung:
GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về ghe xuồng Nam Bộ ở đoạn 1.
HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.
|
…………………………………………
…………………………………………
…………………………………………
Tài liệu có 24 trang, trên đây trình bày tóm tắt 8 trang của Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều Bài 10: Ghe xuồng Nam Bộ.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 10: Văn bản thông tin
Giáo án Ghe xuồng Nam Bộ
Giáo án Tổng kiểm soát phương tiện giao thông
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 82
Giáo án Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa
Giáo án Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 mới nhất,