HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU:
a) Mục tiêu:
– Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
– HS kết nối được những kiến thức của văn bản vào nội dung của bài học.
b) Nội dung: HS được yêu cầu tập trung thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả.
c) Sản phẩm: HS liệt kê được ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV giao nhiệm vụ cho HS:
Hãy tự phát hiện và ghi lại vắn tắt những điều em cho là ưu điểm và hạn chế (cả về hình thức và tính cách) của bản thân
– HS suy nghĩ cá nhân và ghi kết quả vào giấy note.
– GV gọi ngẫu nhiên một số HS trình bày. Các HS khác bổ sung, góp ý (nếu có)
– GV nhận xét chung, kết luận và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: Ở hai văn bản trước chúng ta đã biết để phát triển bản thân đúng cách, hiệu quả thì chúng ta phải rèn luyện, phát triển các kĩ năng cốt yếu như đọc, viết, nói và nghe nhằm phát huy những thế mạnh vốn có của mình. Ngoài việc tự rèn luyện bản thân bằng những kĩ năng như trên thì để từng bước hoàn thiện bản thân chúng ta còn học hỏi từ cuộc sống qua những người và sự vật chúng ta tiếp xúc hàng ngày và “Bài học từ cây cau” sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản thân từ một cuộc trò chuyện rất đỗi bình dị.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
I. ĐỌC VĂN BẢN VÀ TÌM HIỂU CHUNG:
a) Mục tiêu: Giúp HS:
Đọc văn bản, nhận biết phương thức biểu đạt, nhân vật kể chuyện.
b) Nội dung: HS đọc văn bản, tìm thông tin SGK theo yêu cầu của GV; phần hoạt động của HS để có kết quả đúng từ các câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV.
d) Tổ chức thực hiện:
– GV hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. GV lưu ý HS hai chiến lược theo dõi và dự đoán. HS đọc xong, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó SGK. Sau đó GV giao nhiệm vụ cho HS hoàn thành yêu cầu các câu hỏi:
a. Phát hiện các phương thức biểu đạt có trong văn bản.
b. Cho biết người kể chuyện, từ đó xác định ngôi kể.
– GV tổ chức cho HS chia sẻ nhóm đôi, sau đó GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
– GV kết luận, nhận xét phần hoạt động của HS và chuyển sang phần tiếp theo.
II. KHÁM PHÁ VĂN BẢN:
1. Lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau
a) Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết được lời hỏi – đáp của các nhân vật có trong truyện.
b) Nội dung: HS theo dõi các chi tiết trong văn bản để hoàn thiện các yêu cầu của GV (ghi vắn tắt kết quả) và ghi phần chốt kiến thức vào vở ghi.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS, phần tổng hợp kết quả đúng của GV, dự kiến:
Các cuộc hỏi – đáp
|
Hỏi
|
Đáp
|
Giữa “ông” với “bố”
|
“Nhìn lên cây cau con thấy điều gì?”
|
“Con thấy bầu trời xanh”
|
Giữa “ông” với “tôi”
|
“Nhìn lên cây cau cháu thấy điều gì?”
|
“Cháu thấy bài học làm người ngay thẳng. Đó là triết lí của ông phải không ạ?”
|
Giữa “tôi” với “ông”
|
“Vậy nhìn lên cây cau, ông đã thấy gì ạ?”
|
“Ông thấy tương lai tươi đẹp của dòng họ ta”
|
Giữa “tôi” với hàng cau
|
1. “Ở trên đó cau có gì vui?”
2. “Cau có thấy bầu trời cao rộng?”
|
1. Từ trên những tàu cau một đàn chim xòe cánh bay ra.
2. Những tàu cau đung đưa, tạo ra âm thanh xào xạc.
|
d) Tổ chức thực hiện:
– GV chuyển giao nhiệm vụ: yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên phiếu học tập:
(1) Có bao nhiêu cuộc hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau trong văn bản?
(2) Hãy điền vào bảng sau những lời hỏi – đáp giữa các nhân vật với nhau và với hàng cau theo bảng sau:
Các cuộc hỏi – đáp
|
Hỏi
|
Đáp
|
Giữa “ông” với “bố”
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
– GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân.
– HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo.
– GV nhận xét chung, tổng hợp kiến thức đúng, chốt ý và kết nối với phần tiếp theo.
|