Dọc đường xứ Nghệ – Ngữ văn lớp 7
I. Tác giả Sơn Tùng
1. Tiểu sử
– Tên thật: Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy (nay là Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An
2. Sự nghiệp
– Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa
– Các tác phẩm tiêu biểu: Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm…
II. Tác phẩm Dọc đường xứ Nghệ
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
– Trích tiểu thuyết Búp sen xanh
b. Bố cục Dọc đường xứ Nghệ
Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được chia thành 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu – Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán
– Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn
– Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du
c. Thể loại
Văn bản Dọc đường xứ Nghệ thuộc thể loại tiểu thuyết lịch sử
d. Phương thức biểu đạt
Phương thức biểu đạt của văn bản Dọc đường xứ Nghệ là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung của văn bản Dọc đường xứ Nghệ
– Câu chuyện kể về hành trình đi qua các địa danh của cha con cụ Phó Bảng. Mỗi địa danh họ đi qua gắn với một câu chuyện lịch sử. Qua các câu chuyện đó, cụ Phó Bảng đã giáo dục các con những phẩm chất, đức tính làm người
– Bài học: Qua các câu chuyện lịch sử, ta thấy thêm yêu đất nước, tự hào về vẻ đẹp của non sông đồng thời nhắc nhở mỗi người phải luôn nhớ về nguồn cội, rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để xứng đáng với lịch sử hào hùng của dân tộc
b. Giá trị nghệ thuật của văn bản Dọc đường xứ Nghệ
– Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị, gửi gắm những bài học lịch sử sâu sắc
– Lối viết tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm
Xem thêm các bài tóm tắt tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Tác giả – tác phẩm: Buổi học cuối cùng
Tác giả – tác phẩm: Dọc đường xứ Nghệ
Tác giả – tác phẩm: Mẹ
Tác giả – tác phẩm: Ông đồ
Tác giả – tác phẩm: Tiếng gà trưa