Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết ( cho 1 đề thi bất kì):
B1: –
B2: – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 1
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cha là vầng sáng thái dương
Dõi theo từng bước đoạn đường con đi
Mỗi lần vấp ngã hay khi
Con đau đớn nhất ch thì động viên
Có cha con có trời riêng tâm tình
Cha là ánh sáng bình minh
Cha là non cả ân tình bao la
(Trích bài thơ Cha yêu của tác giả Võ Hoàng)
Câu 1. Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ gì?
A. Thơ lục bát
B. Thơ bốn chữ
C. Thơ năm chữ
D. Thơ tứ tuyệt
Câu 2. Đối tượng biểu cảm của đoạn trích trên là ai?
A. Người con
B. Người mẹ
C. Người cha
D. A và C đúng
Câu 3. Trong hai câu thơ:
Cha là ánh sáng bình minh
Cha là non cả ân tình bao la
Những chữ nào sau đây là vần được sử dụng trong hai câu thơ?
A. bình – minh – tình
B. là – là, minh – tình
C. minh – tình, cả – la
D. cha – cha, minh – tình
Câu 4. Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
Cha là vầng sáng thái dương
Dõi theo từng bước đoạn đường con đi
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ
Câu 5. Trong câu thơ “Cha là non cả ân tình tình bao la”, từ non có nghĩa là gì?
A. Núi
B. Trình độ thấp
C. Mới mọc
D. Gần đến mức độ chuẩn
Câu 6. Trong bài thơ, người con cảm nhận tình cảm của cha đối với mình như thế nào?
A. Ân cần, chăm sóc chu đáo
B. Yêu thương, rất mực cưng chiều
C. Rất nghiêm khắc, lạnh lùng
D. Yêu thương, quan tâm chu đáo
Câu 7. Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 8. Từ nội dung bài thơ, hãy trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ trong khoảng 5 – 7 dòng.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xếp các từ ghép hữu ích, chí nhân, đại thắng, phát thanh, bảo mật, tân binh, hậu đãi, phòng hỏa vào các nhóm thích hợp.
a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
Câu 2. Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.
Hướng dẫn giải:
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Ngữ liệu trên được viết bằng thể thơ lục bát
=> Đáp án: A
Câu 2 (0.25 điểm):
Đối tượng biểu cảm của đoạn trích trên là người cha
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Cách gieo vần: minh – tình, cả – la
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Biện pháp: So sánh
=> Đáp án: A
Câu 5 (0.25 điểm):
Từ non có nghĩa là núi
=> Đáp án: A
Câu 6 (0.25 điểm):
Trong bài thơ, người con cảm nhận tình cảm của cha đối với mình yêu thương, quan tâm chu đáo
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.5 điểm):
– Đoạn thơ được tác giả khắc họa hình ảnh người cha rất mực yêu thương con. Cha luôn bên con để động viên, an ủi, che chở đời con và là điểm tựa để con vững bước trên đường đời. Với con, cha là tất cả.
– Đoạn thơ bộc lộ niềm kính yêu, sự trân trọng và biết ơn sâu sắc của người con đối với cha
Câu 8 (1.0 điểm):
– Nhận thức được công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
– Luôn luôn rèn luyện tu dưỡng đạo đức, học tập chăm chỉ để cha mẹ yên tâm; có trách nhiệm giúp cha mẹ san sẻ gánh nặng cuộc sống.
– Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải:
– Đối với mỗi từ, trước hết tìm hiểu nghĩa của mỗi yếu tố, sau đó xác định yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ bổ sung ý nghĩa cho yếu tố chính.
– Lưu ý: từ ghép Hán Việt có một số trường hợp trật tự yếu tố khác với từ ghép thuần Việt.
Lời giải chi tiết:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.
Câu 2 (5 điểm):
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay. |
Phương pháp giải:
1. Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game
2. Thân bài:
– Giải thích khái niệm
– Thực trạng vấn đề
– Nguyên nhân của vấn đề
– Hậu quả của vấn đè
– Lời khuyên/ Bài học
3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
I. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…).
II. Thân bài
1. Giải thích khái niệm
– Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay.
– Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó.
– Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn.
2. Nêu thực trạng
– Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game
– Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh
– Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game…
3. Nguyên nhân
– Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ
– Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo
– Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ
– Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ…
4. Hậu quả
– Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút
– Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của
– Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội…
5. Rút ra bài học và lời khuyên:
– Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải.
– Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội.
– Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game.
III. Kết bài
– Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…)
– Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi.
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
TT |
Kĩ năng |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Văn bản nghị luận |
0 |
2 |
0 |
2 |
0 |
1 |
0 |
|
50 |
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
50 |
Tổng |
0 |
15 |
0 |
35 |
0 |
40 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
15% |
35% |
40% |
10% |
|
||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 2
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.
Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, 1 số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu.
Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc.
Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.”
(Theo http://vietq.vn)
Câu 1 (1,0 điểm). Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu nội dung chính của văn bản?
Câu 3 (1,0 điểm). Theo em, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng: “tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người”?
Câu 4 (1,0 điểm). Trước thực trạng trên tác giả có thái độ như thế nào? Vì sao?
Câu 5 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong văn bản trên.
Phần 2: Viết (4 điểm)
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng sống “ảo” của giới trẻ hiện nay.
Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án năm 2023 – 2024 – Đề 3
Phòng Giáo dục và Đào tạo …
Đề thi Học kì 2 – Kết nối tri thức
Năm học 2023 – 2024
Môn: Ngữ Văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyết đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói, “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên, đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực.”
(“Học vấp ngã để từng bước thành công – John C.Maxwell)
Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2 (0,5 điểm): Xác định chủ đề của đoạn trích?
Câu 3 (1,0 điểm): Hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn.”
Câu 4 (1,0 điểm): Tại sao tác giả lại nói:…“thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống”?
Câu 5 (2,0 điểm): Từ ngữ liệu trên, trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.
Phần 2: Viết (5 điểm)
Em hãy viết một bài văn nghị luận về vấn đề: nghiện game của học sinh hiện nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. |
0,5 điểm |
Câu 2 |
Chủ đề của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người. |
0,5 điểm |
Câu 3 |
– Biện pháp tu từ: điệp từ “khó khăn”, “cơ hội”. – Tác dụng: Làm cho câu văn có nhịp điệu, giàu giá trị tạo hình. Qua đó nhấn mạnh cách nhìn của một người đối với khó khăn và cơ hội. |
1,0 điểm |
Câu 4 |
– “Lẽ tự nhiên” hay “phần tất yếu” tức là điều khách quan, ngoài ý muốn con người và con người không thể thay đổi. + Bởi vì trong cuộc sống không ai là không gặp thất bại. Có người thấy bại nhiều, thấy bại lớn. Có người thất bại ít, thất bại nhỏ. + Vì đó là điều tất yếu nên ta đừng thất vọng và chán nản. Hãy dũng cảm đối mặt và vượt qua. |
1,0 điểm |
Câu 5 |
HS trình bày suy nghĩ về câu nói sau của G.Welles: “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”. + Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn. + Đảm bảo yêu cầu nội dung. Gợi ý: – Thành công rực rỡ là thử thách lớn vì: + Đạt được thành công, con người thường có tâm lí dễ thỏa mãn, tự đắc, kiêu ngạo. + Đạt được thành công, con người thường ảo tưởng về khả năng của mình. + Khi ấy, thành công sẽ trở thành vật cản và triệt tiêu động lực phấn đấu của bản thân trên hành trình tiếp theo. (dẫn chứng ) – Thành công sẽ trở thành động lực cho mỗi người khi: + Con người có bản lĩnh, có tầm nhìn xa và tỉnh táo trước kết quả đã đạt được để nhận thức để nhìn rõ cơ sở dẫn đến thành công, nhìn rõ các mối quan hệ trong đời sống. + Đặt ra mục tiêu mới, lên kế hoạch hành động để không lãng phí thời gian và nhanh chóng thoát ra khỏi hào quang của thành công trước đó. + Mở rộng tầm nhìn để nhận ra thành công của mình dù rực rỡ cũng không phải là duy nhất, quan trọng nhất…. |
2,0 điểm |
Phần 2: Viết (5 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài. |
0, 5 điểm
0, 5 điểm
3,0 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghiện game của học sinh hiện nay. |
||
c. Triển khai vấn đề: HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích. Sau đây là một số gợi ý: I. Mở bài – Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…). II. Thân bài 1. Giải thích khái niệm – Game: là cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,… được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. – Nghiện: là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. – Nghiện game: là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Nêu thực trạng – Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game – Nhiều tiệm Internet vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh – Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game… 3. Nguyên nhân – Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ – Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo – Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ – Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ… 4. Hậu quả – Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút – Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của – Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội… 5. Rút ra bài học và lời khuyên: – Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải. – Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. – Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. III. Kết bài – Khẳng định lại vấn đề (tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,…) – Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ. |
||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo |