Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại ():
B1: – (QR)
B2:
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Chữ người tử tù
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
(Nguyễn Tuân)
I. MỤC TIÊU
1. Về mức độ/ yêu cầu cần đạt:
– HS nắm được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Nguyễn Tuân: Tài hoa, uyên bác, trí tuệ.
– Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. Đồng thời hiểu và phân tích được nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật.
– Rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc – một vẻ đẹp còn vang bóng
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
– Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
– Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chữ người tử tù.
– Năng lực nhận diện các yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
3. Về phẩm chất
– Giúp HS rèn luyện ý thức biết yêu quý cái đẹp và văn hoá cổ truyền dân tộc – một vẻ đẹp còn vang bóng.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
– Giáo án, tài liệu tham khảo, kế hoạch bài dạy
– Phiếu học tập, trả lời câu hỏi
– Bảng giao nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
– SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS trả lời những câu hỏi mang tính gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
– GV trình chiếu tranh ảnh liên quan đến văn bản và hỏi HS: Những hình ảnh trên cho em nghĩ đến ai và tác phẩm nào?
– GV dẫn dắt vào bài học: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẫm mĩ”. Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cánh tài hoa trong việc sưu tầm cái đẹp cao cả, uyên bác trong việc sử dụng từ ngữ và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút vừa cổ điển vừa hiện đại. Điều này đã thể hiện rất rõ trong “Chữ người tử tù” trích “ Vang bóng một thời”.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản, hướng dẫn đọc và rèn luyện các chiến thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại truyện ngắn và văn bản Chữ người tử tù.
c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm: + Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Tuân. + Nêu hoàn cảnh và xuất xứ trong truyện. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV yêu cầu HS đọc theo từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Tóm tắt ngắn gọn văn bản. + Xác định bố cục của văn bản. Nội dung từng phần là gì? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Trao đổi thảo luận, báo cáo sản phẩm – HS trình bày sản phẩm thảo luận. – GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Tuân: (1910 – 1987) quê ở Hà nội. – Sinh ra trong một gia đình nhà nho. – Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật. – Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. – Sở trường là tuỳ bút. 2. Tác phẩm – Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời. – Là ‘‘một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ’’ (Vũ Ngọc Phan). 3. Đọc văn bản – Tóm tắt: viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Ông là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục và đồng ý cho chữ ông ta. Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: chữ người tử tù. – Bố cục: 3 phần + Phần 1 (từ đầu … “rồi sẽ liệu“): Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục. + Phần 2 (tiếp theo … “trong thiên hạ“): Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ. + Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục. |
…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
Tài liệu có 13 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều Chữ người tử tù.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Giáo án Chí Phèo
Giáo án Chữ người tử tù
Giáo án Tấm lòng người mẹ
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 91
Giáo án Viết bài nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học
Giáo án Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Giáo án Ngữ văn 11 Cánh diều năm 2023 mới nhất, Mua tài liệu hay, chọn lọc