Câu hỏi:
Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
A. \(\frac{2}{3}\);
Đáp án chính xác
B. \(\frac{3}{4}\);
C. \(\frac{2}{5}\);
D. \(\frac{7}{{20}}\).
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Người ta đã chứng minh được rằng:
– Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
– Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{2}{3}\) có mẫu số là 3 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{2}{3}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{3}{4}\) có mẫu số là 4 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 nên phân số \(\frac{3}{4}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
\(\frac{2}{5}\) có mẫu số là 5 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 5 nên phân số \(\frac{2}{5}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
\(\frac{7}{{20}} = \frac{7}{{4 \times 5}} = \frac{7}{{2 \times 2 \times 5}}\) có mẫu số là 20 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 và 5 nên phân số \(\frac{7}{{20}}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số nào sau đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
Câu hỏi:
Số nào sau đây là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
A. \(\frac{7}{{25}}\);
B. \(\frac{{49}}{{35}}\);
C. \(\frac{{12}}{9}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{{27}}{{18}}\).
Trả lời:
Hướng dẫn giải\(\)
Đáp án đúng là: C
\(\frac{7}{{25}} = 2,8\) là số thập phân hữu hạn.
\(\frac{{49}}{{35}} = \frac{{7 \times 7}}{{7 \times 5}} = \frac{7}{5} = 1,4\) là số thập phân hữu hạn.
\(\frac{{12}}{9} = \frac{{3 \times 4}}{{3 \times 3}} = \frac{4}{3} = 1,(3)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{{27}}{{18}} = \frac{{9 \times 3}}{{9 \times 2}} = \frac{3}{2} = 1,5\) là số thập phân hữu hạn.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số nào sau đây là số thập phân hữu hạn?
Câu hỏi:
Số nào sau đây là số thập phân hữu hạn?
A. \( – \frac{3}{{11}}\);
B. \(\frac{{45}}{{18}}\);
Đáp án chính xác
C. \( – \frac{{47}}{{27}}\);
D. \(\frac{5}{{11}}\).
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
\( – \frac{3}{{11}} = – 0,(27)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{{45}}{{18}} = \frac{{9 \times 5}}{{9 \times 2}} = \frac{5}{2} = 2,5\) là số thập phân hữu hạn.
\( – \frac{{47}}{{27}} = – 1,(740)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{5}{{11}} = 0,(45)\) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Làm tròn số thập phân 5,4827543…với độ chính xác là 0,005?
Câu hỏi:
Làm tròn số thập phân 5,4827543…với độ chính xác là 0,005?
A. 5,48;
Đáp án chính xác
B. 5,482;
C. 5,49;
D. 5,483.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Độ chính xác 0,005 là làm tròn đến phần trăm
Ta gạch chân dưới chữ số hàng phần trăm 5,4827543…Nhận thấy chữ số hàng phần nghìn là 2 < 5 nên ta giữ nguyên chữ số hàng phần trăm và bỏ đi các chữ số thập phân sau hàng phần trăm.
\(5,4827543 \ldots \approx 5,48\)====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân hữu hạn?
Câu hỏi:
Nhìn thật nhanh xem đâu là số thập phân hữu hạn?
A. \(\frac{4}{9}\);
B. \(\frac{3}{{11}}\);
C. \(\frac{5}{2}\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{3}{7}\).
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Người ta đã chứng minh được rằng:
-Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
-Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{4}{9} = \frac{4}{{3 \times 3}}\) có mẫu số là 9 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{4}{9}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{3}{{11}}\) có mẫu số là 11 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{3}{{11}}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
\(\frac{5}{2}\) có mẫu số là 2 và mẫu số chỉ có ước nguyên tố là 2 nên phân số \(\frac{5}{2}\) được viết dưới dạng số thập phân hữu hạn.
\(\frac{3}{7}\) có mẫu số là 7 và mẫu số có ước nguyên tố khác 2 và 5 nên phân số \(\frac{3}{7}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đâu không phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
Câu hỏi:
Đâu không phải là số thập phân vô hạn tuần hoàn?
A. 2,47123123…;
B. 3,101001000…;
Đáp án chính xác
C. 5,33333…;
D. 7,21212….
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
2,47123123…=2,47(123) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
3,101001000… có phần thập phân không tuần hoàn nên 3,101001000… không phải số thập phân vô hạn tuần hoàn.
5,33333…=5,(3) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
7,21212…=7,(21) là số thập phân vô hạn tuần hoàn.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====