Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số thực;
B. Mọi số nguyên đều là số thực;
C. \(\frac{1}{{16}} \in I\);
Đáp án chính xác
D. \(\frac{1}{{16}} \in \mathbb{R}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có:
Sử dụng máy tính cầm tay có tính được \(\sqrt 2 = 1,41…;\sqrt 3 = 1,73…;\sqrt 5 = 2,23…\)là các số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \) là các số vô tỉ mà mọi số vô tỉ đều là số thực. Suy ra, \(\sqrt 2 ;\sqrt 3 ;\sqrt 5 \)là số thực.
Do đó, đáp án A đúng.
Số nguyên là số thập phân hữu hạn nên số nguyên là số hữu tỉ mà mọi số hữu tỉ đều là số thực. Suy ra, mọi số nguyên đều là số thực.
Do đó, đáp án B đúng.
\(\frac{1}{{16}} = 0,0625\). Vì 0,0625 là số thập phân hữu hạn nên \(\frac{1}{{16}}\) là số hữu tỉ. Suy ra, \(\frac{1}{{16}} \notin I\). Do đó, đáp án C sai, đáp án D đúng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào sau đây đúng?
Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Tập số thực được kí hiệu là \(\mathbb{Q}\) ;
B. Số tự nhiên không phải là số thực;
C. Quan hệ giữa các tập số \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\);
Đáp án chính xác
D. Mọi số thực đều là số vô tỉ.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có:
Tập số thực được kí hiệu là \(\mathbb{R}\). Do đó, đáp án A sai.
\(\mathbb{N}\) \(\mathbb{Q}\) \(\mathbb{R}\). Do đó, đáp án B sai.
Vì \(\mathbb{N}\) \(\mathbb{Z}\); \(\mathbb{Z}\)\(\mathbb{Q}\); \(\mathbb{Q}\) \(\mathbb{R}\) nên \(\mathbb{N} \subset \mathbb{Z} \subset \mathbb{Q} \subset \mathbb{R}\). Do đó, đáp án C đúng.
Mọi số vô tỉ đều là số thực. Do đó, đáp án D sai.
Vậy chọn đáp án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào sau đây sai?
Câu hỏi:
Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(\sqrt 4 \in \mathbb{N}\);
B. \(\sqrt 3 \in \mathbb{Q}\);
Đáp án chính xác
C. \(\frac{2}{3} \in \mathbb{R}\);
D. \( – 9 \in \mathbb{Z}\).
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
\(\sqrt 4 = 2\). Vì 2 là số tự nhiên nên \(\sqrt 4 \in \mathbb{N}\). Do đó, đáp án A đúng.
\(\sqrt 3 = 1,732…\) . Vì 1,732… là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nên \(\sqrt 3 \)là số vô tỉ. Suy ra \(\sqrt 3 \in I\). Do đó, đáp án B sai.
\(\frac{2}{3} = 0,66…\). Vì 0,66… là số thập phân vô hạn tuần hoàn nên \(\frac{2}{3}\) là số hữu tỉ. Mà số vô tỉ là số thực. Suy ra, \(\frac{2}{3} \in \mathbb{R}\). Do đó, đáp án C đúng.
−9 là số nguyên âm nên \( – 9 \in \mathbb{Z}\). Do đó, đáp án D đúng.
Vậy chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1
</>
Câu hỏi:
Chọn chữ số thích hợp điền vào chỗ chấm: −9,08 < 9,…1
</>A. 0; 1; 2; …; 9;
Đáp án chính xác
B. 1; 2; …; 9;
C. 0;
D. 1.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì −9,08 là số thập phân âm và 9,…1 số thập phân dương.
Mà số thập phân âm luôn bé hơn số thập phân dương nên ta có thể điền vào chỗ chấm các chữ số từ 0; 1; 2;…; 9.
Vậy chọn đáp án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- So sánh 0,(31) và 0,3(12).
Câu hỏi:
So sánh 0,(31) và 0,3(12).
A. 0,(31) = 0,3(12);
B. 0,(31) > 0,3(12);
Đáp án chính xác
C. 0,(31) < 0,3(12);
</>D. Không so sánh được.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ta có:
0,(31) = 0,3131…;
0,3(12) = 0,3121…
Mà 0,3131… > 0,3121… nên 0,(31) > 0,3(12).
Vậy chọn đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các số |− 9,35|; \(\sqrt {50} \); 6,(23); \(\sqrt 3 \) số lớn nhất là:
Câu hỏi:
Trong các số |− 9,35|; \(\sqrt {50} \); 6,(23); \(\sqrt 3 \) số lớn nhất là:
A. |− 9,35|;
Đáp án chính xác
B. 6,(23);
C. \(\frac{1}{3}\);
D. \(\sqrt 3 \).
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Vì giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.
Do đó, |− 9,35| = 9,35.
\(\frac{1}{3}\)= 0,(3)
Sử dụng máy tính cầm tay, ta có \(\sqrt 3 \)= 1,732…
Suy ra 0,(3) < 1,732…< 6,(23) < 9,35
Do đó, \(\frac{1}{3}\) < \(\sqrt 3 \) < 6,(23) < |− 9,35|
Vậy số lớn nhất là |− 9,35|.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====