Câu hỏi:
Hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức –7x5 – 9x2 + x6 – x4 + 10 lần lượt là:
A. –7 và 10;
B. 10 và –7;
C. 10 và 1;
D. 1 và 10.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Sắp xếp đa thức đã cho theo lũy thừa giảm dần của biến y như sau:
–7x5 – 9x2 + x6 – x4 + 10
= x6 – 7x5 – x4 – 9x2 + 10
Hệ số cao nhất của đa thức đã cho là 1.
Hệ số tự do của đa thức đã cho là 10.
Vậy ta chọn phương án D.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Trong các biểu thức sau, đâu là đơn thức một biến?
Câu hỏi:
Trong các biểu thức sau, đâu là đơn thức một biến?
A. 2x;
Đáp án chính xác
B. 2xy;
C. x2 + 1;
D. t2 + t.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Biểu thức đại số 2x là đơn thức một biến x.
Biểu thức đại số 2xy không là đơn thức một biến x vì có cả biến y.
Biểu thức đại số x2 + 1 không phải là đơn thức vì có cả phép cộng.
Biểu thức đại số t2 + t không phải là đơn thức vì có cả phép cộng.
Ta chọn phương án A.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Biểu thức biểu thị quãng đường ô tô chạy trong 2,5 (h), với vận tốc x km/h là:
Câu hỏi:
Biểu thức biểu thị quãng đường ô tô chạy trong 2,5 (h), với vận tốc x km/h là:
A. 25x;
B. 2,5x;
Đáp án chính xác
C. 5x;
D. 1,25x.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Ta có công thức: S = v.t
Do đó quãng đường ô tô chạy trong 2,5 (h), với vận tốc x km/h là 2,5x (km).
Vậy ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Chọn khẳng định sai?
Câu hỏi:
Chọn khẳng định sai?
A. Mỗi số được xem là một đa thức (một biến);
B. Số 0 không phải là đa thức;
Đáp án chính xác
C. Mỗi đơn thức cũng là một đa thức;
D. Đa thức một biến là tổng những đơn thức của cùng một biến.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số 0 được gọi là đa thức không. Vậy đáp án B sai.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?
Câu hỏi:
Đa thức nào dưới đây là đa thức một biến?
A. x2 + y + 1;
B. x3 – 2x2 + 3;
Đáp án chính xác
C. xy + x2 – 3;
D. xyz – yz + 3.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Đa thức x3 – 2x2 + 3 là đa thức một biến x.
Đa thức x2 + y + 1 không phải là đa thức một biến vì có cả biến y.
Đa thức xy + x2 – 3 không phải là đa thức một biến vì có cả biến y.
Đa thức xyz – yz + 3 không phải là đa thức một biến vì có cả biến y và z.
Ta chọn phương án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Thu gọn đa thức P(x) = x2 + 2×2 + 6x + 2x – 3 ta được:
Câu hỏi:
Thu gọn đa thức P(x) = x2 + 2x2 + 6x + 2x – 3 ta được:
A. P(x) = x2 + 8x – 3;
B. P(x) = 3x2 – 8x + 3;
C. P(x) = 3x2 + 8x – 3;
Đáp án chính xác
D. P(x) = x2 – 8x – 3.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có:
P(x) = x2 + 2x2 + 6x + 2x – 3
= (x2 + 2x2) + (6x + 2x) – 3
= (1 + 2)x2 + (6 + 2)x – 3
= 3x2 + 8x – 3
Vậy P(x) = 3x2 + 8x – 3.
Ta chọn phương án C.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====