Câu hỏi:
Cho tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc; \(\widehat {aOb} = \widehat {bOc} = {20^o}\). Khẳng định nào sau đây sai?
A. \(\widehat {AOC} = {40^o}\);
B. Ob là tia phân giác \(\widehat {aOc}\);
C. \(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {bOc}\) là hai góc kề nhau;
D. Oc là tia phân giác \(\widehat {aOb}\).
Đáp án chính xác
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D
+ Do Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc nên:
\(\widehat {aOc} = \widehat {aOb} + \widehat {bOc}\) = 20° + 20° = 40°.
Do đó khẳng định A đúng.
+ Ta có Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc và \(\widehat {aOb}\) = \(\widehat {bOc}\) = 20°
Suy ra Ob là tia phân giác \(\widehat {aOc}\).
Do đó khẳng định B đúng.
+ \(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {bOc}\) là hai góc có chung cạnh Ob; hai tia Oa, Oc nằm khác phía với đường thẳng chứa cạnh Ob.
Suy ra \(\widehat {aOb}\) và \(\widehat {bOc}\) là hai góc kề nhau.
Do đó khẳng định C đúng.
+ Do Oc không nằm giữa hai tia Oa và Ob nên Oc không là tia phân giác của \(\widehat {aOb}\).
Do đó khẳng định D sai.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quan sát hình vẽ sau và cho biết tia Ob có là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\) không? Vì sao?
Câu hỏi:
Quan sát hình vẽ sau và cho biết tia Ob có là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\) không? Vì sao?
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Từ hình vẽ trên, ta thấy:
+ Tia Ob nằm giữa hai tia Oa, Oc.
+ \(\widehat {aOb} = \widehat {bOc}\) (vì cùng bằng 30o).
Vậy Ob là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Thước đo góc;
Câu hỏi:
Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Thước đo góc;Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng thước đo góc:
+ Đặt tâm của thước đo góc trùng với đỉnh của góc sao cho một cạnh của thước đo trùng với một cạnh của góc:
+ Tính \(\frac{{\widehat {xOy}}}{2} = \frac{{{{120}^o}}}{2} = {60^o}\).
+ Đánh dấu điểm chỉ vạch 60°:
+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Thước hai lề;
Câu hỏi:
Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Thước hai lề;Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng thước hai lề:
+ Đặt 1 lề thước thẳng trùng với cạnh Ox (sao cho thước thẳng nằm phía trong \(\widehat {xOy}\)), rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.
+ Thực hiện tương tự đặt 1 lề thước thẳng trùng với cạnh Oy, rồi dùng bút chì kẻ theo lề còn lại của thước.
+ Đánh dấu giao điểm của hai đường thẳng vừa kẻ.
+ Dùng thước nối từ đỉnh của góc tới điểm đã đánh dấu ta được tia phân giác.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Compa.
Câu hỏi:
Cho \(\widehat {xOy} = {120^o}\). Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng các cách sau đây:
Compa.Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Vẽ tia Ot là phân giác \(\widehat {xOy}\) bằng compa
+ Dựng đường tròn tâm O và bán kính tuỳ ý.
+ Đánh dấu giao điểm của đường tròn vừa vẽ với hai cạnh Ox, Oy.
+ Dựng cung tròn tâm A và cung tròn tâm B có cùng bán kính sao cho hai cung tròn này cắt nhau tại điểm M nằm trong \(\widehat {xOy}\).
+ Dùng thước nối từ đỉnh O tới điểm M được tia phân giác.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tia Ob là phân giác của \(\widehat {aOc}\) trong hình vẽ nào dưới đây?
Câu hỏi:
Tia Ob là phân giác của \(\widehat {aOc}\) trong hình vẽ nào dưới đây?
A.
;B.
;Đáp án chính xác
C.
;D.
.Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B
Đáp án A: Tia Ob không nằm giữa hai tia Oa và Oc nên Ob không là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\).
Đáp án B: Tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc; \(\widehat {aOb} = \widehat {bOc}\) (cùng bằng 45°). Do đó Ob là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\).
Đáp án C: Tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc; \(\widehat {aOb} \ne \widehat {bOc}\) (do 40° ≠ 25°) nên Ob không là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\).
Đáp án D: Tia Ob không nằm giữa hai tia Oa và Oc nên Ob không là tia phân giác của \(\widehat {aOc}\).
Như vậy tia Ob là phân giác của \(\widehat {aOc}\) trong hình vẽ ở đáp án B.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====