Câu hỏi:
Anh Minh kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Trong lần nhập hàng vừa qua anh đã bỏ ra 90 000 000 đồng để nhập lô hàng mới. Nhưng do quá trình vận chuyển không được đảm bảo nên \(\frac{1}{3}\) số hàng nhập về không đảm bảo chất lượng. Anh Minh đã bán số hàng còn lại cao hơn 10% so với giá nhập vào và số hàng không đảm bảo chất lượng thấp hơn 15% so với giá nhập vào. Hỏi doanh thu lô hàng mới của anh Minh là bao nhiêu?
A. 90 000 000 đồng;
B. 91 500 000 đồng;
Đáp án chính xác
C. 88 500 000 đồng;
D. 86 500 000 đồng.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số tiền nhập hàng không đảm bảo chất lượng là:
\(\frac{1}{3}{\rm{ }}.{\rm{ }}90{\rm{ }}000{\rm{ 000 }} = {\rm{ 30 000 }}000\) (đồng)
Số tiền nhập hàng đảm bảo chất lượng là: 90 000 000 – 30 000 000 = 60 000 000 (đồng)
Số tiền anh Minh thu được khi bán hàng đảm bảo chất lượng là:
60 000 000 . (100% + 10%) = \(60{\rm{ }}000{\rm{ 000 }}.\,{\rm{ }}\frac{{110}}{{100}} = {\rm{ }}66{\rm{ }}000{\rm{ }}000\) (đồng)
Số tiền anh Minh thu được khi bán hàng không đảm bảo chất lượng là:
30 000 000. (100% ‒ 15%) = \(30{\rm{ }}000{\rm{ }}000.\frac{{85}}{{100}}{\rm{ }} = {\rm{ }}25{\rm{ }}500{\rm{ }}000\) (đồng)
Vậy doanh thu lô hàng mới của anh Minh là:
66 000 000 + 25 500 000 = 91 500 000 đồng.
Vậy doanh thu lô hàng mới của anh Minh là 91 500 000 đồng.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0, x = \[\frac{a}{b}\]. Nếu a, b khác dấu thì:
Câu hỏi:
Cho a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0, x = \[\frac{a}{b}\]. Nếu a, b khác dấu thì:
A. x = 0;
B. x > 0;
C. x < 0;
Đáp án chính xác
D. Cả B, C đều sai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Ta có x = \[\frac{a}{b}\]; a, b \[ \in \mathbb{Z}\], b ≠ 0; a, b khác dấu thì x < 0.
Vì số hữu tỉ \[\frac{a}{b}\] là phép chia số a cho số b mà hai số nguyên a, b khác dấu nên khi chia cho nhau luôn ra số âm suy ra x < 0).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\] được biểu diễn bởi:
Câu hỏi:
Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\] được biểu diễn bởi:
A. Bốn điểm trên trục số;
B. Ba điểm trên trục số;
C. Hai điểm trên trục số;
D. Một điểm duy nhất trên trục số.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Trên trục số mỗi số chỉ được biểu diễn bởi một điểm duy nhất. Số hữu tỉ \[\frac{3}{4}\]được biểu diễn trên trục số như hình dưới đây:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?
Câu hỏi:
Khẳng định nào trong các khẳng định sau là đúng?
A. Số 0 không phải là số hữu tỉ;
B. Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm;
Đáp án chính xác
C. Số 0 là số hữu tỉ âm;
D. Số 0 là số hữu tỉ dương.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Số 0 là số hữu tỉ nhưng không phải là số hữu tỉ dương cũng không phải là số hữu tỉ âm.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là:
Câu hỏi:
Số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là:
A. −0,5; 2; 9; \[\frac{7}{9}\];
B. −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{{ – 9}}\];
C. −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{9}\];
Đáp án chính xác
D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Hai số hữu tỉ có điểm biểu diễn trên trục số cách đều và nằm về hai phía điểm gốc O là hai số đối nhau. Số đối của số hữu tỉ x là –x.
Nên số đối của các số hữu tỉ sau: 0,5; −2; 9; \[\frac{{ – 7}}{9}\] lần lượt là −0,5; 2; −9; \[\frac{7}{9}\].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Sắp xếp các số hữu tỉ \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\] theo thứ tự tăng dần?
Câu hỏi:
Sắp xếp các số hữu tỉ \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\] theo thứ tự tăng dần?
A. \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5};\,\,0\];
B. \[\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{4}{5}\];
Đáp án chính xác
C. \[0;\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5}\];
D. \[\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{4}{5}\].
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
+ Ta có:\[\frac{{ – 1}}{4} < 0;\] \[\frac{{ – 3}}{2} < 0;\]\[0 < \frac{4}{5}.\]
+ So sánh \[\frac{{ – 1}}{4}\] và \[\frac{{ – 3}}{2}\].
Ta có: \[\frac{{ – 3}}{2} = \frac{{ – 6}}{4}\]
Vì \[\frac{{ – 6}}{4} < \frac{{ – 1}}{4}\] nên \[\frac{{ – 3}}{2} < \frac{{ – 1}}{4}\].
Do đó \[\frac{{ – 3}}{2} < \,\frac{{ – 1}}{4} < \,\,0\,\, < \,\,\frac{4}{5}\].
Vậy thứ tự sắp xếp tăng dần là \[\frac{{ – 3}}{2};\,\,\frac{{ – 1}}{4};\,\,0;\,\,\frac{4}{5}\].====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====