Câu hỏi:
Vẽ hình tròn:b) Bán kính 4cm.
Trả lời:
b) Bán kính 4cm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 30 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
Giải Khoa học lớp 5 Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
1. Sơ đồ hóa
Viết, vẽ những điều em đã học được từ chủ đề Sinh vật và môi trường.
Chia sẻ sản phẩm của em với các bạn.
Trả lời:
Sinh vật và môi trường
* Chức năng của môi trường:
+ Cung cấp chỗ ở cho con người và sinh vật; bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động bên ngoài.
+ Cung cấp đất, nước, không khí,… cần cho sự sống của con người, sinh vật và những nhu cầu sống thiết yếu khác như củi, gỗ, dược liệu, lương thực, thực phẩm,… cho con người.
+ Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải do con người, sinh vật tạo ra trong quá trình sống.
* Tác động của con người đến môi trường:
+ Tác động tích cực: trồng rừng, bảo vệ động vật và thực vật quý hiếm, xử lí các nguồn gây ô nhiễm… góp phần bảo vệ môi trường.
+ Tác động tiêu cực: phá rừng, đô thị hoá, sử dụng thuốc trừ sâu hoá học, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên,… gây ô nhiễm môi trường.
• Để sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học cần: tiêu dùng tiết kiệm; sử dụng các nguồn năng lượng sạch; thu gom và xử lí rác thải theo đúng quy định; khai thác tài nguyên hợp lí; trồng rừng và cải tạo rừng;…
2. Em tập làm tuyên truyền viên
– Chọn một trong ba chủ đề: “Chức năng của môi trường đối với sinh vật”; “Những tác động của con người đến môi trường”; “Chung tay bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường”.
– Sưu tầm tranh, ảnh và làm thành một bộ sưu tập.
– Giới thiệu và chia sẻ với các bạn.
Trả lời:
Học sinh lựa chọn chủ đề, sưu tầm tranh thành bộ sưu tập và giới thiệu với các bạn.
“Những tác động của con người đến môi trường”
* Tác động tiêu cực:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
- Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 29 (Chân trời sáng tạo): Tác động của con người đến môi trường
Giải Khoa học lớp 5 Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Giải Khoa học lớp 5 trang 100
Câu hỏi khởi động trang 100 SGK Khoa học 5: Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật nếu môi trường sống của chúng bị ô nhiễm?
Trả lời:
– Ô nhiễm môi trường có thể gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học, khiến cho một số loài không thể sống sót trong môi trường ô nhiễm hoặc bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh sản.
– Ô nhiễm môi trường có thể làm giảm sản lượng và chất lượng của các nguồn lợi từ hệ sinh thái như nước, đất và không khí. Điều này ảnh hưởng đến nguồn lương thực, nước uống và nguồn tài nguyên tự nhiên khác cho con người và các loài sinh vật khác.
1. Những tác động tiêu cực của con người đến môi trường
Câu hỏi khám phá trang 100 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
– Con người đã có những tác động tiêu cực đến môi trường:
+ Phá rừng;
+ Phá rừng ngập mặn;
+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường, sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên.
– Những tác động đó đã dẫn đến hậu quả:
+ Việc phá rừng dẫn đến đất bị xói mòn, sạt lở, động vật mất nơi sống và thiếu thức ăn,…
+ Việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thuỷ sản dẫn đến ô nhiễm môitrường nước mặn, động vật mất nơi sống,…
+ Con người sử dụng đất nông nghiệp vào việc xây nhà cao tầng, xả chất thải vào môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước,…, sử dụng ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên dẫn đến tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt,…
2. Tác động tích cực của con người đến môi trường
Giải Khoa học lớp 5 trang 101
Câu hỏi khám phá trang 101 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết: Con người đã có những tác động tích cực đến môi trường như thế nào? Những tác động đó đã mang lại những kết quả gì?
Trả lời:
– Con người đã bảo vệ môi trường bằng cách: tích cực trồng rừng; tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ động vật và thực vật; xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, không khí, nước; xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,… ban hành các luật bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng; cấm săn bắt các động vật quý hiếm…
– Tác động:
+ Những nỗ lực trồng rừng và xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên đã giúp bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học. Việc này giúp duy trì và tái tạo các loài thực vật và động vật quý hiếm, cũng như bảo tồn các môi trường sống tự nhiên.
+ Việc xử lí các nguồn gây ô nhiễm môi trường như ô nhiễm đất, không khí và nước đã giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người và môi trường sống của các sinh vật khác.
+ Việc bảo tồn và phục hồi các môi trường tự nhiên đã giúp bảo vệ nguồn tài nguyên quý hiếm như nước sạch, đất màu và không gian sống cho các sinh vật…
+ Việc bảo vệ môi trường cũng tạo ra các cơ hội kinh tế và xã hội, bao gồm việc phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường. Điều này có thể mang lại lợi ích kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
Giải Khoa học lớp 5 trang 102
Câu hỏi luyện tập trang 102 SGK Khoa học 5: Thu thập thông tin về những việc làm tích cực, tiêu cực của gia đình và người dân địa phương em, hoàn thành bảng theo gợi ý. Chia sẻ với bạn.
Những việc làm của gia đình và người dân địa phương
Tích cực
Tiêu cực
Kết quả/Hậu quả
Tái sử dụng các vật dụng
×
Giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên,…
Chặt phá rừng
×
Mất nơi sống của sinh vật, đất bị xói mòn, gây lũ quét,…
?
?
?
?
Trả lời:
Những việc làm của gia đình và người dân địa phương
Tích cực
Tiêu cực
Kết quả/Hậu quả
Tái sử dụng các vật dụng
×
Giảm thiểu rác thải, tiết kiệm tài nguyên,…
Chặt phá rừng
×
Mất nơi sống của sinh vật, đất bị xói mòn, gây lũ quét, sạt lở đất…
Trồng cây
×
Giúp phủ xanh đất trống đồi trọc, giảm ô nhiễm môi trường, …
Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (túi vải, túi giấy, phân vi sinh,…)
×
Góp phần giảm ô nhiễm môi trường
3. Một số việc cần làm để góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
Câu hỏi khám phá trang 102 SGK Khoa học 5: Quan sát, đọc thông tin trong các hình từ 14 đến 19 và cho biết cần làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
Trả lời:
Hình 14: Chúng ta cần tái sử dụng các vật dụng, giảm thiểu rác thải, dùng rác thải làm nguyên liệu tái chế.
Hình 15: Chúng ta cần sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học.
Hình 16: Chúng ta cần khai thác rừng bền vững.
Hình 17: Chúng ta cần trồng cây gây rừng.
Hình 19: Chúng ta cần dọn rác thải và không thải rác thải, khí thải ôi nhiễm ra ngoài môi trường.
Hình 20: Chúng ta cần tham gia tuyên truyền và cùng chung tay bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
Giải Khoa học lớp 5 trang 103
Câu hỏi khám phá trang 103 SGK Khoa học 5: Em còn biết những việc làm nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.?
Trả lời:
Những việc làm nào để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường.
+ Sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm tài nguyên, tắt các thiết bị khi không sử dụng…
+ Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên (túi vải, túi giấy, phân vi sinh,…)
Câu hỏi luyện tập trang 103 SGK Khoa học 5: Em đồng tình hay không đồng tình với các bạn trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
Hình 20: Em đồng tình vì cây là những nguồn tài nguyên quý báu của trái đất, mang lại không khí trong lành và là nơi sống cho nhiều loài sinh vật. Bảo vệ cây không chỉ giữ gìn môi trường sống mà còn hỗ trợ trong việc kiểm soát khí hậu và giữ đất đai ổn định.
Hình 21: Em không đồng tình vì nó có thể dẫn đến tình trạng suy giảm đáng kể trong số lượng cá trong tự nhiên và làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Giải Khoa học lớp 5 trang 104
Câu hỏi vận dụng trang 104 SGK Khoa học 5: Xây dựng nội dung sống hoà hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện
1. Lựa chọn nội dung
Mỗi nhóm chọn một trong các nội dung sau:
Thu gom và xử lí rác thải
Trồng rừng và cải tạo rừng
Bảo vệ động, thực vật quý hiếm
2. Thu thập thông tin về nội dung đã lựa chọn qua tranh ảnh, sách, báo, in-tơ-nét,…
3. Xác định hình thức trình bày nội dung: vẽ, viết, áp phích,…
4. Lựa chọn hình thức vận động phù hợp và thực hiện.
Trả lời:
Học sinh lựa chọn nội dung và cùng nhau tìm hiểu.
Ví dụ: Thu gom và xử lí rác thải
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
- Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 28 (Chân trời sáng tạo): Chức năng của môi trường
Giải Khoa học lớp 5 Bài 28: Chức năng của môi trường
Giải Khoa học lớp 5 trang 96
Câu hỏi khởi động trang 96 SGK Khoa học 5: Ngoài không khí và nước, con người và sinh vật còn cần những gì từ môi trường?
Trả lời:
Ngoài không khí và nước, con người và sinh vật cũng cần những yếu tố sau từ môi trường: Thức ăn; Ánh sáng và nhiệt độ; Đất và khoáng chất; Đa dạng sinh học; Không gian sống;…
1. Môi trường cung cấp chỗ ở, bảo vệ con người và sinh vật
Câu hỏi khám phá trang 96 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết môi trường cung cấp chỗ ở, bảo vệ con người, sinh vật như thế nào?
Trả lời:
Môi trường cung cấp chỗ ở, bảo vệ con người, sinh vật: Cung cấp nơi dựng nhà của con người, cung cấp nơi giải trí, thư giản của con người, cung cấp môi trường sống, trú ngụ, thức ăn cho các loài sinh vật.
2. Môi trường cung cấp những nhu cầu sống thiết yếu khác
Giải Khoa học lớp 5 trang 97
Câu hỏi khám phá trang 97 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình, đọc thông tin dưới đây và cho biết môi trường cung cấp những gì cho nhu cầu sống thiết yếu của con người và sinh vật.
Trả lời:
Môi trường cung cấp đất, nước, không khí,… cần cho sự sống của con người và các sinh vật. Con người dựa vào môi trường để sản xuất ra lương thực, thực phẩm,… phục vụ nhu cầu sống thiết yếu.
Môi trường tự nhiên còn cung cấp các loại khoáng sản như than đá, quặng kim loại (nhôm, đồng, chì, sắt, vàng,…), dầu mỏ, khí tự nhiên,… làm nguyên liệu cho hoạt động sản xuất của con người.
Rừng là nơi sống của các sinh vật, cung cấp thức ăn cho động vật; cung cấp củi, gỗ, dược liệu,… cho con người. Ngoài ra, rừng còn góp phần điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất và duy trì đa dạng sinh học,…..
3. Môi trường chứa đựng chất thải
Giải Khoa học lớp 5 trang 98
Câu hỏi khám phá trang 98 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình dưới đây và cho biết con người, sinh vật thải vào môi trường những gì.
Trả lời:
Con người, sinh vật thải vào môi trường: Rác thải, khói, nước thải từ nhà máy, khu dân cư, chất thải động vật…
Giải Khoa học lớp 5 trang 99
Câu hỏi luyện tập trang 99 SGK Khoa học 5: Cùng thảo luận
– Kể thêm ví dụ về chức năng của môi trường đối với con người và sinh vật.
– Vẽ hoặc viết về chức năng của môi trường đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng. Chia sẻ với bạn.
– Điều gì xảy ra nếu môi trường không có chức năng bảo vệ sinh vật và con người khỏi tác động từ bên ngoài?
Trả lời:
– Ví dụ về chức năng của môi trường đối với con người và sinh vật:
+ Môi trường biển cung cấp thức ăn cho cá và sinh vật biển khác, trong khi các khu rừng cung cấp lãnh thổ và nguồn thức ăn cho các loài động vật săn mồi và thảo nguyên.
+ Môi trường cung cấp cảnh quan và không gian sống cho hoạt động văn hóa và xã hội của con người, bao gồm cả việc tổ chức sự kiện ngoại trời, du lịch sinh thái, và các hoạt động văn hóa truyền thống.
– Vẽ tranh:
– Nếu môi trường không có chức năng bảo vệ sinh vật và con người khỏi tác động từ bên ngoài, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng như sau:
+ Sự suy giảm của hệ sinh thái sẽ gây ra rủi ro cho các loài sinh vật, làm giảm nguồn lợi ích sinh thái và gây ra sự sụp đổ của các hệ sinh thái quan trọng.
+ Môi trường không bảo vệ sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế và xã hội đáng kể, bao gồm chi phí điều trị bệnh tật, mất mát nguồn lợi từ hệ sinh thái, và sự suy giảm về chất lượng cuộc sống.
+ Sự suy giảm của môi trường sẽ tăng nguy cơ mất môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, từ động vật đến thực vật. Điều này có thể dẫn đến sự tuyệt chủng và suy thoái môi trường đáng lo ngại.
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
- Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Giải Khoa học lớp 5 Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
1. Sơ đồ hóa
Vẽ hoặc viết những điều em đã học được từ chủ đề Con người và sức khoẻ, chia sẻ với bạn.
Trả lời:
Một số đặc điểm sinh học, xã hội của nam và nữ:
– Con người có các đặc điểm sinh học như màu mắt, màu da,… hay cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Những đặc điểm này ít thay đổi trong quá trình sống. Từ khi cơ thể được hình thành, cơ quan sinh dục của nam và nữ đã khác nhau. Đến tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nam tạo ra tinh trùng và cơ quan sinh dục của nữ tạo ra trứng.
– Các đặc điểm xã hội được thể hiện qua nghề nghiệp, tính cách, sở thích,… của nam và nữ. Các đặc điểm này được hình thành do giáo dục, học tập, quan điểm, nếp sống của gia đình,… và có thể thay đổi theo thời gian.
– Trong gia đình, nam và nữ cùng nhau chia sẻ các công việc như chăm sóc con, nấu ăn,…
– Ngoài xã hội, cả nam và nữ đều tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, vui chơi
Đặc điểm sinh học của nam và nữ ít thay đổi trong quá trình sống. Đến tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục của nam tạo ra tinh trùng và cơ quan sinh dục của nữ tạo ra trứng.
– Đặc điểm xã hội của nam và nữ được hình thành do giáo dục, học tập, quan điểm, nếp sống của gia đình,… và có thể thay đổi theo thời gian.
– Cần có thái độ cư xử đúng mực, tôn trọng bạn cùng giới và khác giới.
Sự sinh sản ở người:
– Quá trình thụ tình diễn ra trong cơ quan sinh dục của người mẹ. Sự thụ tinh xảy ra khi tinh trùng của người bố kết hợp với trứng của người mẹ tạo thành hợp tử. Hợp tử phát triển thành phôi, phôi phát triển thành thai nhi trong cơ thể người mẹ. Sau khoảng 9 tháng, em bé được sinh ra.
– Ý nghĩa của sự sinh sản ở người:
+ Tạo ra các thế hệ tiếp nối từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng họ.
+ Cung cấp lực lượng lao động cho xã hội, góp phần giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước.
Các giai đoạn phát triển của con người:
– Con người trải qua các giai đoạn phát triển chính: tuổi ấu thơ (từ lúc mới sinh đến 9 tuổi); tuổi vị thành niên (từ 10 đến 19 tuổi); tuổi trưởng thành (từ 20 đến 60 tuổi); tuổi già (trên 60 tuổi).
– Con người ở mỗi giai đoạn phát triển có những đặc điểm khác nhau về thể chất và tinh thần, có đóng góp khác nhau cho gia đình và xã hội; cần có sự quan tâm chăm sóc, giúp đỡ, động viên từ gia đình và xã hội.
Chăm sóc sức khỏ tuổi dậy thì:
– Chúng ta cần giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì vì: tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn hoạt động mạnh; khi nam bị mộng tinh, nữ có kinh nguyệt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển;…
– Để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì, cần:
+ Thường xuyên rửa mặt, tắm, gội và vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách,….
+ Thực hiện ăn uống đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, nghỉ ngơi và tập luyện thể thao; vui chơi, giải trí phù hợp và lành mạnh,…
+ Không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện,…
+ Tìm hiểu, chia sẻ về sức khoẻ sinh sản tuổi dậy thì qua thấy cô giáo, người thân,…
Phòng tránh bị xâm hại:
– Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống,…
– Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,… được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
– Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
– Để phòng tránh, ứng phó nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta cần: giữ khoảng cách với người lạ, không đi một mình trong khu vực vắng vẻ, không nhận quà của người lạ, không cho phép người lạ chạm vào vùng riêng tư, hét to để cầu cứu, gọi điện thoại đến số 111 hoặc chia sẻ với người thân,…
2. Em tập làm tuyên truyền viên
– Lựa chọn một trong những nội dung sau: “Tôn trọng bạn cùng giới và khác giới”; Chăm sóc sức khoẻ ở tuổi dậy thì”; “Quyền được an toàn”; “Phòng tránh, ứng phó nguy cơ bị xâm hại tình dục”.
– Viết hoặc vẽ áp phích về nội dung em đã chọn.
– Tuyên truyền với bạn bè, người thân cùng thực hiện.
Trả lời:
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường
- Giải SGK Khoa học lớp 5 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Phòng tránh bị xâm hại
Giải Khoa học lớp 5 Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Giải Khoa học lớp 5 trang 89
Câu hỏi khởi động trang 89 SGK Khoa học 5: Em đã bao giờ có cảm giác lo sợ, không an toàn chưa?
Trả lời:
Em đã từng có cảm giác lo sợ, không an toàn.
1. Cảm giác an toàn của trẻ em
Câu hỏi khám phá trang 89 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình từ 1 đến 6 và cho biết các bạn trong những tình huống nào có cảm giác an toàn hoặc không an toàn. Vì sao?
Trả lời:
– Cảm giác an toàn:
+ Hình 1. Vì có bố ở bên cạnh an ủi, động viên.
+ Hình 3. Cả gia đình cùng nhau vui đùa.
+ Hình 4: Vì dù bị đau phải ngồi xe lăn nhưng vẫn cảm thấy tự tin, vui vẻ được các bạn rủ đi chơi.
– Cảm giác không an toàn:
+ Hình 2: Vì người lạ tiếp cận và rủ đi cùng.
+ Hình 5: Vì bị bạn bè xa lánh
+ Hình 6: Vì phải ở nhà một mình, không có bố mẹ bên cạnh.
Giải Khoa học lớp 5 trang 90
Câu hỏi khám phá trang 90 SGK Khoa học 5: Chia sẻ với bạn một số cảm giác an toàn hoặc không an toàn khác mà em đã trải qua.
Trả lời:
– Cảm giác an toàn em đã trải qua:
+ Khi em nghỉ hè được về quê chơi với ông bà nội: em được ông bà chào đón và chăm sóc.
– Cảm giác không an toàn em đã trải qua:
+ Khi em cùng mẹ tham gia giao thông trên đường, em thấy rất nhiều người không tuân thủ luật an toàn giao thông như đi nhanh, vượt ẩu, không chấp hành hiệu lệnh đèn đỏ.
2. Quyền được an toàn của trẻ em
Câu hỏi khám phá trang 90 SGK Khoa học 5: Đọc thông tin dưới đây và cho biết trẻ em có những quyền nào để được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn cá nhân và phản đối mọi sự xâm hại.
Trả lời:
– Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, bảo đảm các điều kiện sống,…
– Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân,… được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín,…
– Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc,…
– Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động; không bị xâm hại tình dục; không bị mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt….
Giải Khoa học lớp 5 trang 91
Câu hỏi luyện tập trang 91 SGK Khoa học 5: Cùng thảo luận
– Viết hoặc vẽ về một tình huống em cảm thấy an toàn hoặc có quyền được an toàn, bảo vệ sự toàn vẹn của cá nhân, phản đối mọi sự xâm hại trẻ em.
– Giới thiệu sản phẩm của em và chia sẻ với bạn.
Trả lời:
– Chia sẻ với bạn bè.
Câu hỏi vận dụng trang 91 SGK Khoa học 5: Em sẽ ứng xử như thế nào trong mỗi tình huống dưới đây? Vì sao?
Trả lời:
– Tình huống 1: em cần ngay lập tức báo cáo về tình huống này cho người lớn hoặc cơ quan chức năng như cảnh sát để bảo vệ bạn bè và ngăn chặn hành vi bạo lực và lạm dụng. Em cũng ở bên an ủi bạn.
– Tình huống 2: em cần ngay lập tức ngừng giao tiếp và chặn tài khoản của họ. Đồng thời, em cần thông báo cho người lớn trong gia đình hoặc giáo viên trên trường về tình huống này để thầy cô giáo có thể hỗ trợ và bảo vệ em.
3. Một số nguy cơ bị xâm hại tình dục ở trẻ em, cách phòng tránh và ứng phó
Giải Khoa học lớp 5 trang 92
Câu hỏi khám phá trang 92 SGK Khoa học 5: Quan sát các hình dưới đây và cho biết bạn nhỏ trong tình huống nào có nguy cơ bị xâm hại tình dục. Vì sao?
Trả lời:
Bạn nhỏ trong tình huống 8, 9, 10, 11, 12, 13 có nguy cơ bị xâm hại tình dục vì trong các tình huống này đều người lạ có những hành vi như dụ dỗ các bạn nhỏ.
Câu hỏi khám phá trang 92 SGK Khoa học 5: Kể những tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Trả lời:
Kể những tình huống khác có nguy cơ bị xâm hại tình dục:
+ Gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội
+ Tham gia vào các buổi tiệc hoặc sự kiện không an toàn.
+ Việc nhận tin nhắn, hình ảnh, hoặc cuộc gọi không mong muốn và không phù hợp từ người khác qua điện thoại di động cũng là một dạng xâm hại tình dục.
Câu hỏi khám phá trang 92 SGK Khoa học 5: Từ những tình huống trên, theo em cần làm gì để phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục?
Trả lời:
Để phòng tránh, ứng phó nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta cần: giữ khoảng cách với người lạ, không đi một mình trong khu vực vắng vẻ, không nhận quà của người lạ, không cho phép người lạ chạm vào vùng riêng tư, hét to để cầu cứu, gọi điện thoại đến số 111 hoặc chia sẻ với người thân,…
Câu hỏi khám phá trang 92 SGK Khoa học 5: Lập danh sách những người đáng tin cậy để được giúp đỡ khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Trả lời:
Những người đáng tin cậy có thể giúp em khi em cần là ông, bà, bố, mẹ, chị gái.
Giải Khoa học lớp 5 trang 93
Câu hỏi luyện tập trang 93 SGK Khoa học 5: Em cần làm gì trong mỗi tình huống dưới đây?
Trả lời:
– Tình huống 1: em nên tạo ra một môi trường thoải mái và an toàn cho họ để họ có thể mở lòng. Em có thể bắt đầu bằng cách lắng nghe và thể hiện sự quan tâm, không đánh giá và không ép buộc họ phải chia sẻ nếu họ không muốn. Đồng thời, em cũng có thể chia sẻ về những trải nghiệm và cảm xúc của chính mình để khích lệ họ cảm thấy thoải mái hơn. Việc này giúp họ cảm thấy được đánh giá và hiểu được rằng họ không đơn độc trong vấn đề của mình.
– Tình huống 2: Em cũng cần lắng nghe và cung cấp sự hỗ trợ và đồng cảm khi cần thiết, mà không đánh giá hay phê phán. Việc này giúp tạo ra một môi trường tin cậy và hỗ trợ, thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp và gắn kết giữa em và bạn bè.
Câu hỏi luyện tập trang 93 SGK Khoa học 5: Chọn một trong các tình huống từ hình 8 đến 13 trang 92 để đóng vai thể hiện cách ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Trả lời:
Học sinh tự đóng vai.
Câu hỏi vận dụng trang 93 SGK Khoa học 5:Tìm hiểu về vấn đề xâm hại tình dục ở trẻ em qua sách, báo, in-tơ-nét và chia sẻ với bạn theo gợi ý:
– Những nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục.
– Một số biện pháp phòng tránh, ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Trả lời:
– Một số tình huống trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục cần tránh:
+ Không đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ.
+ Không ở trong phòng một mình với người lạ.
+ Không nhận được tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do.
+ Không đi nhờ xe người lạ.
+ Không đến gần hoặc để cho người lạ đến gần mình.
– Một số biện pháp phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại tình dục:
+ Giữ bí mật thông tin cá nhân
+ Học cách nhận biết và phản ứng đúng đắn trong các tình huống có nguy cơ xâm hại tình dục. Cung cấp cho bản thân kiến thức về đặc điểm và dấu hiệu của sự xâm hại.
+ Giữ khoảng cách với người lạ
+ Sử dụng internet an toàn
Xem thêm các bài giải bài tập Khoa học lớp 5 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Chăm sóc sức khoẻ tuổi dạy thì
Bài 26: Phòng tránh bị xâm hại
Bài 27: Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ
Bài 28: Chức năng của môi trường
Bài 29: Tác động của con người đến môi trường
Bài 30: Ôn tập chủ đề Sinh vật và môi trường