Câu hỏi:
Cho ba hình thoi như nhau, mỗi hình có chu vi 200cm, hai đường chéo có độ dài 60cm và 80cm. Tính chu vi và chiều cao của hình bình hành ghép bởi ba hình thoi đó (Hình 20).
Trả lời:
Cạnh của hình thoi là: 200:4 = 50 (cm).Độ dài một cạnh của hình bình hành là: 50 + 50 + 50 = 150cm và cạnh còn lại là 50cm.Khi đó, chu vi hình bình hành là:(150 + 50).2 = 200.2 = 400 (cm).Diện tích một hình thoi là:(60.80):2 = 2 400 (cm2).Vì một hình bình hành được ghép bởi ba hình thoi nên diện tích hình bình hành là:3.2 400 = 7 200 (cm2).Hình 20 a): Cạnh đáy tương ứng với đường cao AH là CD có độ dài 150 cm.Đường cao của AH của hình bình hành ABCD là: 7 200:150 = 48 cm.Hình 20 b): Cạnh đáy tương ứng với đường cao NK là QP có độ dài là 20cm.Đường cao NK của hình bình hành MNPQ là: 7 200:50 = 144 cm.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hình bình hành ABCD có AB = 12cm, BC = 8cm, AH = 6cm (AH là đường cao ứng với cạnh CD). Tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD.
Câu hỏi:
Cho hình bình hành ABCD có AB = 12cm, BC = 8cm, AH = 6cm (AH là đường cao ứng với cạnh CD). Tính chu vi và diện tích của hình bình hành ABCD.
Trả lời:
Chu vi hình bình hành ABCD là:2.(12 + 8) = 2.20 = 40 (cm).Diện tích hình bình hành ABCD là:12.6 = 72 (cm2).Vậy chu vi hình bình hành là 40cm và diện tích hình bình hành là 72cm2.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hai hình vuông ABCD và BEGC như nhau ghép thành hình chữ nhật AEGD. Nối B với D, E với C ta được hình bình hành BECD (Hình 21). Hãy tính diện tích hình bình hành đó, biết chu vi của hình chữ nhật AEGD là 216cm.
Câu hỏi:
Hai hình vuông ABCD và BEGC như nhau ghép thành hình chữ nhật AEGD. Nối B với D, E với C ta được hình bình hành BECD (Hình 21). Hãy tính diện tích hình bình hành đó, biết chu vi của hình chữ nhật AEGD là 216cm.
Trả lời:
Vì hình chữ nhật AEGD được ghép từ hai hình vuông ABCD và BEGC theo hình 21 nên chiều dài gấp đôi chiều rộng. Do đó chiều rộng của hình chữ nhật AEGD là:(216: 2):3 = 36 (cm).Do đó hình bình hành AEGD có cạnh đáy CD = 36cm và chiều cao BC = 36cm.Diện tích hình bình hành AEGD là:36.36 = 1 296 (cm2).Vậy diện tích hình bình hành AEGD là 1 296 cm2.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quan sát các hình bình hành ABCD, MBCN ở Hình 22. Tính diện tích hình bình hành ABCD, biết rằng diện tích hình bình hành MBCN là 8 cm2 và AB = 3MB.
Câu hỏi:
Quan sát các hình bình hành ABCD, MBCN ở Hình 22. Tính diện tích hình bình hành ABCD, biết rằng diện tích hình bình hành MBCN là 8 cm2 và AB = 3MB.
Trả lời:
Hai hình bình hành ABCD và MBCN có cùng chung đường cao ứng với đáy CD và NC.Mà CD = 3NC ( do AB = 3MB)Nên diện tích của hình bình hành ABCD gấp 3 lần diện tích hình bình hành MBCN và bằng:3.8 = 24 (cm2).Vậy diện tích hình bình hành ABCD là: 24 cm2.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hãy cắt và ghép hình bình hành ở Hình 23 để được một hình chữ nhật.
Câu hỏi:
Hãy cắt và ghép hình bình hành ở Hình 23 để được một hình chữ nhật.
Trả lời:
Học sinh có thể thực hiện theo cách sau:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Quan sát hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG ở Hình 24. Biết hình chữ nhật ABCD có chu vi là 120cm và chiều dài hơn chiều rộng 10cm. Tính diện tích hình bình hành ABEG.
Câu hỏi:
Quan sát hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABEG ở Hình 24. Biết hình chữ nhật ABCD có chu vi là 120cm và chiều dài hơn chiều rộng 10cm. Tính diện tích hình bình hành ABEG.
Trả lời:
Chiều rộng của hình chữ nhật là:(120:2 – 10):2 = 25 (cm).Chiều dài của hình chữ nhật là:25 + 10 = 35 (cm).Hình bình hành ABEG có chiều cao bằng chiều rộng của hình chữ nhật ABEG và cạnh ứng với đường cao bằng với chiều dài của hình chữ nhật ABEG. Do đó diện tích hình bình hành ABEG là:35.25 = 875 (cm2).Vậy diện tích hình bình hành ABEG là 875 cm2.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====