Câu hỏi:
Từ một hộp chứa 5 quả cầu được đánh số 1, 2, 3, 4, 5 lấy ngẫu nhiên liên tiếp hai lần mỗi lần một quả và xếp theo thứ tự từ trái sang phải.a. Mô tả không gian mẫu.b. Xác định các biến cố sau:A: “Chữ số sau lớn hơn chữ số trước”B: “Chữ số trước gấp đôi chữ số sau”C: “Hai chữ số bằng nhau”.
Trả lời:
a. Không gian mẫu gồm 20 phần tử được mô tả như sau:Ω = {(1; 2), (2; 1), (1; 3), (3; 1), (1; 4), (4; 1), (1; 5), (5; 1), (2; 3), (3; 2), (2; 4), (4; 2), (2; 5), (5; 2), (3; 4), (4; 3), (3; 5), (5; 3), (4; 5), (5; 4)}b. Xác định các biến cố sau:+ A: “Chữ số sau lớn hơn chữ số trước”A = {(1; 2), (1; 3), (1; 4), (1; 5), (2; 3), (2; 4), (2; 5), (3; 4), (3; 5), 4; 5)}+ B: “Chữ số trước gấp đôi chữ số sau”B = {(2; 1), (4; 2)}+ C: “Hai chữ số bằng nhau”.C = ∅
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hãy liệt kê các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc.
Câu hỏi:
Hãy liệt kê các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc.
Trả lời:
Các kết quả có thể của phép thử gieo một con súc sắc: 1 chấm, 2 chấm, 3 chấm, 4 chấm, 5 chấm, 6 chấm
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một đồng tiền 3 lần.a.Mô tả không gian mẫu.b.Xác định các biến cố:A:"Lần đầu xuất hiện mặt sấp"B:"Mặt sấp xảy ra đúng một lần"C: "Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần".
Câu hỏi:
Gieo một đồng tiền 3 lần.a.Mô tả không gian mẫu.b.Xác định các biến cố:A:”Lần đầu xuất hiện mặt sấp”B:”Mặt sấp xảy ra đúng một lần”C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần”.
Trả lời:
a. Kí hiệu : S là đồng tiền ra mặt sấp và N là đồng tiền ra mặt ngửaKhông gian mẫu gồm 8 phần tử:Ω = {SSS, SSN, NSS, SNS, NNS, NSN, SNN, NNN}b.Xác định các biến cố:A:”Lần đầu xuất hiện mặt sấp”A ={SSS, SSN, SNS, SNN}B: “Mặt sấp xảy ra đúng một lần”B = {SNN, NSN, NNS}C: “Mặt ngửa xảy ra ít nhất một lần”.C = {SSN, NSS, SNS, NNS, NSN, SNN, NNN}
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Gieo một con súc sắc hai lần.a. Mô tả không gian mẫub. Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:A: = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}B: = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4), (1, 7), (7, 1)}C: = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.
Câu hỏi:
Gieo một con súc sắc hai lần.a. Mô tả không gian mẫub. Phát biểu các biến cố sau dưới dạng mệnh đề:A: = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}B: = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4), (1, 7), (7, 1)}C: = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}.
Trả lời:
a. Không gian mẫu gồm 36 phần tử:Ω = {(i, j) | i, j = 1, 2, 3, 4, 5, 6 }Trong đó (i, j) là kết quả “lần đầu xuất hiện mặt i chấm, lần sau xuất hiện mặt j chấm”.b. Phát biểu các biến cố dưới dạng mệnh đề:A = {(6,1), (6,2), (6,3), (6,4), (6, 5), (6, 6)}- Đây là biến cố “lần đầu xuất hiện mặt 6 chấm khi gieo con súc sắc”.B = {(2, 6), (6, 2), (3, 5), (5, 3), (4, 4)}- Đây là biến cố ” cả hai lần gieo có tổng số chấm bằng 8″.C = {(1, 1), (2, 2), (3, 3), (4, 4), (5, 5), (6, 6)}- Đây là biến cố ” kết quả của hai lần gieo là như nhau”.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4, lấy mẫu ngẫu nhiên 2 thẻ.a. Mô tả không gian mẫu.b. Xác định các biến cố sau:A: "Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn".B: "Tích các số trên hai thẻ là số chẵn."
Câu hỏi:
Một hộp chứa 4 cái thẻ được đánh số 1, 2, 3, 4, lấy mẫu ngẫu nhiên 2 thẻ.a. Mô tả không gian mẫu.b. Xác định các biến cố sau:A: “Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn”.B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn.”
Trả lời:
a.Không gian mẫu gồm 12 phần tử, được mô tả:Ω = {(1, 2), (2; 1); (1, 3), (3; 1); (1, 4), (4; 1); (2, 3), (3; 2); (2, 4), (4; 2); (3, 4); ( 4, 3)}Trong đó (i, j) là kết quả “lần đầu lấy trúng thẻ i và lần 2 lấy trúng thẻ j”.b.Xác định các biến cố sau:A: “Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn”.⇒ A = {(1, 3), (3; 1); (2, 4); (4; 2)}B: “Tích các số trên hai thẻ là số chẵn.”⇒ B = {(1, 2), (2; 1); (1, 4), (4; 1); (2, 3), (3; 2); (2, 4),(4; 2); (3, 4); (4; 3)}
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Kí hiệu AK là biến cố: "Người thứ K bắn trúng", k = 1, 2.a. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố A1, A2;A: "Không ai bắn trúng"B: "Cả hai đều bắn trúng"C: "Có đúng một người bắn trúng"D: "Có ít nhất một người bắn trúng"b. Chứng tỏ rằng A = D; B và C xung khắc nhau.
Câu hỏi:
Hai xạ thủ cùng bắn vào bia. Kí hiệu là biến cố: “Người thứ K bắn trúng”, k = 1, 2.a. Hãy biểu diễn các biến cố sau qua các biến cố ;A: “Không ai bắn trúng”B: “Cả hai đều bắn trúng”C: “Có đúng một người bắn trúng”D: “Có ít nhất một người bắn trúng”b. Chứng tỏ rằng ; B và C xung khắc nhau.
Trả lời:
Ak là biến cố: “Người thứ k bắn trúng”- A1 : “Người thứ nhất bắn trúng”⇒ : “Người thứ nhất không bắn trúng”.- A2 : “Người thứ hai bắn trúng”⇒ : “Người thứ hai không bắn trúng”.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====