Câu hỏi:
Hàm số nào trong các hàm sau đây không phải là hàm số bậc hai?
a) y = 3x2 + x – \(\sqrt 3 \);
b) y = x2 + |x + 1|;
c) \(y = \left\{ \begin{array}{l}{x^2} + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 0\\ – 2{x^2} – x\,\,khi\,x < 0;\end{array} \right.\)
d) y = 2(x2 + 1) + 3x – 1.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
+ Hàm số a) có dạng y = ax2 + bx + c với a = 3 ≠ 0, b = 1 và c = \( – \sqrt 3 \) nên đây là hàm số bậc hai.
+ Hàm số b) không phải là hàm số bậc hai vì công thức của hàm số có chứa dấu giá trị tuyệt đối.
+ Hàm số c) không phải là hàm số bậc hai vì hàm số này được cho bởi hai công thức.
+ Ta có y = 2(x2 + 1) + 3x – 1 hay y = 2x2 + 3x + 1 nên hàm số d) là hàm số bậc hai vì nó có dạng y = ax2 + bx + c với a = 2 ≠ 0, b = 3 và c = 1.
Vậy trong các hàm số đã cho, hàm số b) và hàm số c) không phải là hàm số bậc hai.
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Cho hàm số bậc hai có đồ thị là parabol có đỉnh S, đi qua các điểm A, B, C(0; – 1) được cho trong Hình 10.
Vẽ đồ thị hàm số đã cho;
Câu hỏi:
Cho hàm số bậc hai có đồ thị là parabol có đỉnh S, đi qua các điểm A, B, C(0; – 1) được cho trong Hình 10.
Vẽ đồ thị hàm số đã cho;Trả lời:
Hướng dẫn giải
Ta vẽ parabol có bề lõm hướng lên trên và đi qua các điểm A, S, C, B, ta được đồ thị của hàm số đã cho như sau:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm tập giá trị của hàm số và chỉ ra các khoảng biến thiên của hàm số.
Câu hỏi:
Tìm tập giá trị của hàm số và chỉ ra các khoảng biến thiên của hàm số.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đồ thị hàm số đã cho là parabol quay bề lõm lên trên nên hàm số có giá trị nhỏ nhất bằng tung độ đỉnh của parabol.
Từ đồ thị, ta có đỉnh S có tọa độ (– 1; – 3). Suy ra hàm số có tập giá trị là [– 3; + ∞).
Quan sát đồ thị ta thấy đồ thị đi xuống từ trái qua phải trên khoảng (– ∞; – 1) nên hàm số nghịch biến trên khoảng (– ∞; – 1) và đồ thị đi lên từ trái qua phải trên khoảng (– 1; + ∞) nên hàm số đồng biến trên khoảng (– 1; + ∞).====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm công thức của hàm số có đồ thị vẽ được ở Bài tập 2.
Câu hỏi:
Tìm công thức của hàm số có đồ thị vẽ được ở Bài tập 2.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Hàm số bậc hai có công thức tổng quát: y = ax2 + bx + c (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 1 nên c = – 1.
Hoành độ đỉnh là xS = – 1 nên \( – \frac{b}{{2a}} = – 1\). Suy ra b = 2a.
Do đó công thức của hàm số là: y = ax2 + 2ax – 1.
Lại có đồ thị đi qua đỉnh S(– 1; – 3) nên ta có: – 3 = a . (– 1)2 + 2a . (– 1) – 1.
Suy ra a = 2 (t/m) và b = 2 . 2 = 4.
Vậy hàm số cần tìm là y = 2x2 + 4x – 1.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Tìm công thức hàm số bậc hai biết:
Đồ thị hàm số đi qua 3 điểm A(1; – 3), B(0; – 2), C(2; – 10).
Câu hỏi:
Tìm công thức hàm số bậc hai biết:
Đồ thị hàm số đi qua 3 điểm A(1; – 3), B(0; – 2), C(2; – 10).Trả lời:
Hướng dẫn giải
Hàm số bậc hai có công thức tổng quát: y = ax2 + bx + c (a ≠ 0).
Đồ thị hàm số đi qua điểm A(1; – 3) nên: – 3 = a . 12 + b . 1 + c hay a + b + c = – 3. (1)
Đồ thị hàm số đi qua điểm B(0; – 2) nên: – 2 = a . 02 + b . 0 + c hay c = – 2.
Đồ thị hàm số đi qua điểm C(2; – 10) nên: – 10 = a . 22 + b . 2 + c hay 4a + 2b + c = – 10. (2).
Thay c = – 2 vào (1) ta được: a + b – 2 = – 3 ⇔ a + b = – 1 ⇔ a = – 1 – b. (3)
Thay c = – 2 vào (2) ta được: 4a + 2b – 2 = – 10 ⇔ 4a + 2b = – 8 ⇔ 2a + b = – 4. (4)
Thay (3) vào (4) ta được: 2.(– 1 – b) + b = – 4 ⇔ – 2 – 2b + b = – 4 ⇔ b = 2.
Thay b = 2 vào (3) ta được: a = – 1 – 2 = – 3 (t/m).
Vậy công thức hàm số là y = – 3x2 + 2x – 2.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Đồ thị hàm số có trục đối xứng là đường thẳng x = 3, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 16 và một trong hai giao điểm với trục hoành có hoành độ là – 2.
Câu hỏi:
Đồ thị hàm số có trục đối xứng là đường thẳng x = 3, cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 16 và một trong hai giao điểm với trục hoành có hoành độ là – 2.
Trả lời:
Hướng dẫn giải
Đồ thị hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng – 16 nên c = – 16.
Khi đó, công thức hàm số là f(x) = ax2 + bx – 16.
Một trong hai giao điểm của đồ thị hàm số với trục hoành có hoành độ bằng – 2 nên ta có a . (– 2)2 + b . (– 2) – 16 = 0 hay 2a – b – 8 = 0. (*)
Đồ thị hàm số có trục đối xứng là đường thẳng x = 3 nên \( – \frac{b}{{2a}} = 3\) hay b = – 6a.
Thay b = – 6a vào (*) ta có: 2a – (– 6a) – 8 = 0 ⇔ 8a = 8 ⇔ a = 1.
Suy ra: b = – 6 . 1 = – 6.
Vậy công thức hàm số là y = x2 – 6x – 16.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====