Câu hỏi:
Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số f(x) = x2 + 4x + 1 ?
A. (1; 6);
Đáp án chính xác
B. (1; 7);
C. (1; 4);
D. (1; 10).
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: A.
Xét tại x = 1, ta có: f(1) = 12 + 4.1 + 1 = 6
Do đó, điểm (1; 6) thuộc đồ thị hàm số f(x) = x2 + 4x + 1 .
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Vẽ đồ thị hàm số y = 2x – 1.
Câu hỏi:
Vẽ đồ thị hàm số y = 2x – 1.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Xét hàm số y = 2x – 1 có tập xác định là D = ℝ.
Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau (chọn một số giá trị của x trong tập D):x
–2
–1
0
1
2
y
–5
–3
–1
1
3
Vẽ các điểm (–2; –5), (–1; –3), (0; –1), (1; 1), (2; 3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = 2x – 1 là đường thẳng đi qua các điểm trên:
====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Không giải phương trình, hãy tìm nghiệm của phương trình: x – 3 = 2x – 1.
Câu hỏi:
Không giải phương trình, hãy tìm nghiệm của phương trình: x – 3 = 2x – 1.
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Xét phương trình x – 3 = 2x – 1
Đây là phương trình hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số y = x – 3 và y = 2x – 1.
Xét hàm số y = 2x – 1 có tập xác định là D = ℝ.
Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau:x
–2
–1
0
1
2
y
–5
–3
–1
1
3
Vẽ các điểm (–2; –5), (–1; –3), (0; –1), (1; 1), (2; 3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = 2x – 1 là đường thẳng đi qua các điểm trên (đường màu xanh lá trên hình dưới):
Xét hàm số y = x – 3 có tập xác định là D = ℝ.
Ta có bảng giá trị x, y tương ứng như sau:x
–2
0
3
y
–5
–3
0
Vẽ các điểm (–2; –5), (3; 0), (0; –3) lên trục tọa độ Oxy, ta có đồ thị hàm số y = x – 3 là đường thẳng đi qua các điểm trên (đường màu xanh dương trên hình vẽ):
Dễ thấy đồ thị hai hàm số chỉ có đúng 1 giao điểm là (–2; –5). Do đó, nghiệm của phương trình x – 3 = 2x – 1 là x = – 2.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số f(x) = –x2 ?
Câu hỏi:
Điểm nào sau đây thuộc đồ thị hàm số f(x) = –x2 ?
A. (1; 0);
B. (1; –1);
Đáp án chính xác
C. (1; 1);
D. (1; 2).
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: B.
Xét tại x = 1, ta có: f(1) = –12 = –1
Do đó, điểm (1; –1) thuộc đồ thị hàm số f(x) = –x2.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1 ?
Câu hỏi:
Điểm nào sau đây không thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1 ?
A. (1; 3);
B. (2; 7);
C. (3; 10);
Đáp án chính xác
D. (4; 15).
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: C.
+ Xét tại x = 1, ta có: f(1) = 4.1 – 1 = 3.
Do đó, điểm (1; 3) thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1.
+ Xét tại x = 2, ta có: f(2) = 4.2 – 1 = 7.
Do đó, điểm (2; 7) thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1.
+ Xét tại x = 3, ta có: f(3) = 4.3 – 1 = 11.
Do đó, điểm (3; 10) không thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1.
+ Xét tại x = 4, ta có: f(4) = 4.3 – 1 = 15.
Do đó, điểm (4; 15) thuộc đồ thị hàm số f(x) = 4x – 1.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====
- Điểm (1; 5) thuộc đồ thị hàm số nào dưới đây ?
Câu hỏi:
Điểm (1; 5) thuộc đồ thị hàm số nào dưới đây ?
A. y = x2 – 1;
B. y = 2x + 1;
C. y = 3x – 1;
D. y = 5|x|.
Đáp án chính xác
Trả lời:
Hướng dẫn giải:
Đáp án đúng là: D.
+ Xét hàm số y = x2 – 1, ta có:
Tại x = 1 thì y = 12 – 1 = 0.
Do đó, điểm (1; 5) không thuộc đồ thị hàm số y = x2 – 1.
+ Xét hàm số y = 2x + 1, ta có:
Tại x = 1 thì y = 2 . 1 + 1 = 3.
Do đó, điểm (1; 5) không thuộc đồ thị hàm số y = 2x + 1.
+ Xét hàm số y = 3x – 1, ta có:
Tại x = 1 thì y = 3 . 1 – 1 = 2.
Do đó, điểm (1; 5) không thuộc đồ thị hàm số y = 3x – 1.
+ Xét hàm số y = 5|x|, ta có:
Tại x = 1 thì y = 5.|1| = 5
Do đó, điểm (1; 5) thuộc đồ thị hàm số y = 5|x|.====== **** mời các bạn xem câu tiếp bên dưới **** =====