Soạn bài Ôn tập trang 95 hay nhất
Video bài giảng Ôn tập trang 95 – Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Tóm tắt các đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút.
Trả lời:
ĐẶC ĐIỂM |
||
Biểu hiện |
Tản văn |
Tùy bút |
Khái niệm |
Là loại văn xuôi ngắn gọn, hàm súc có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, tự sự, nghị luận, miêu tả,…), nhưng nhìn chung đều mang tính chất chấm phá, bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội |
Là một thể trong ký, dùng ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát, chứng kiến; đồng thời chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng và vấn đề của đời sống. |
Chất trữ tình |
Chất trữ tình của tản văn và tùy bút là yếu tố được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ, vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật để tạo nên rung động thẩm mỹ cho người đọc. |
|
Cái tôi |
Cái tôi trong tản văn, tùy bút là yếu tố thể hiện cảm xúc, suy nghĩ riêng của tác giả qua văn bản. Thông thường, có thể nhận biết cái tôi ấy qua các từ nhân xưng ngôi thứ nhất. |
|
Ngôn ngữ |
Ngôn ngữ tản văn, tùy bút thường tinh tế, sống động, mang hơi thể đời sống, giàu hình ảnh và chất trữ tình. |
Câu 2 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Đọc lại các văn bản trong bài và điền thông tin phù hợp vào phiếu sau:
Văn bản |
Chủ đề |
Dấu hiệu nhận biết cái tôi của người viết |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản |
Cốm vòng |
|
|
|
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát |
|
|
|
Mùa phơi sân trước |
|
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Chủ đề |
Dấu hiệu nhận biết cái tôi của người viết |
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản |
Cốm vòng |
Bàn về vẻ đẹp của cốm (cách làm, hương vị và cách thưởng thức cốm).
|
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”. |
+ Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt hương thơm của cánh đồng quê. + Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi…phơi phới. + Ta vừa nhau nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.
|
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát |
Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh (hạt dẻ, rừng dẻ). |
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”. |
+ Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh. + Cái đó thì …vưỡn. + Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân. + Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên. + Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu. + Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn. + Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá nỏ. + Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng. |
Mùa phơi sân trước |
Kỉ niệm về mùa phơi sân trước của tác giả.
|
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”. |
+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,…đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời. + Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại. + Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ. + Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến. + Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường. + Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.
|
Câu 3 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm vòng và Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát theo mẫu bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Cảm nhận về cái tôi của người viết |
Cốm vòng |
|
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát |
|
Trả lời:
Văn bản |
Cảm nhận về cái tôi của người viết |
Cốm vòng |
Qua việc đọc văn bản, em thấy cái tôi của nhà thơ Vũ Bằng là một cái tôi tinh tế, bay bổng, thiết tha, ông có một tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước sâu sắc, sự trân trọng và nâng niu món ăn dân dã, bình dị của người dân Việt Nam.
|
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát |
Đọc văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát, em cảm nhận được về cái tôi của tác giả Y Phương: Đó là một cái tôi tinh tế, độc đáo, mới lạ chứa đựng sự nhạy cảm với sự rung động về cảnh vật thiên nhiên, những sản vật tinh túy của đất trời |
Câu 4 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa như thế nào? Nêu một vài ví dụ thể hiện sự khác biệt ấy.
Trả lời:
– Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các vùng miền có ý nghĩa: góp phần làm cho Tiếng Việt thêm giàu đẹp. Trân trọng sự khác biệt về ngôn ngữ cũng chính là trân trọng sự khác biệt về văn hóa giữa các vùng miền.
– Ví dụ:
Từ ngữ |
Miền Bắc |
Miền Trung |
Miền Nam |
Bát |
Bát |
Đọi |
Chén |
Quả dứa |
Quả dứa |
Trái gai |
Trái thơm |
Quả roi |
Quả roi |
Quả đào |
Quả mận |
Dọc mùng |
Dọc mùng |
Ráy |
Bạc hà |
Quả quất |
Quả quất |
Trái hạnh |
Trái tắc |
Cải cúc |
Cải cúc |
Tàng ô |
Tần ô |
Câu 5 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý những gì?
Trả lời:
Khi viết bài văn biểu cảm về sự việc và tóm tắt ý chính do người khác trình bày, em cần lưu ý:
– Tình cảm trong bài văn phải chân thực, trong sáng.
– Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
– Kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc bộc lộ cảm xúc.
– Bố cục đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài.
+ Mở bài: giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng.
+ Thân bài: Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng. Đối với bài văn biểu cảm về con người, người viết cần biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm gắn với người đó. Đối với bài văn biểu cảm về sự việc, người viết có thể biểu lộ cảm xúc theo trình tự diễn tiến của sự việc.
+ Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân
Câu 6 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Ghi lại những món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho em mỗi ngày và những việc em có thể làm để giúp thiên nhiên tươi đẹp hơn (làm vào vở).
Quà tặng của thiên nhiên |
Việc em có thể làm để thiên nhiên tươi đẹp hơn |
Cây và hoa |
|
Các loài động vật |
|
Bãi biển đẹp |
|
…. |
|
Trả lời:
Quà tặng của thiên nhiên |
Việc em có thể làm để thiên nhiên tươi đẹp hơn |
Cây và hoa |
Không ngắt hoa, bẻ cánh, phá hoại cảnh quan. |
Các loài động vật |
Chăm sóc, yêu thương, bảo vệ các loài động vật. |
Bãi biển đẹp |
Không xả rác bừa bãi ra biển. |
Các địa điểm du lịch đẹp |
Quảng bá nền văn hóa với nhiều bạn bè khác. |
Các khu rừng nguyên sinh rộng lớn. |
Không chặt phá rừng, gây hại tới rừng. |
Câu 7 trang 95 SGK Ngữ văn 7 Tập 1: Từ những gì đã học trong bài học này, em hãy trả lời câu hỏi: Quà tặng của thiên nhiên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
Quà tặng của thiên nhiên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta vì:
– Nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.
– Thiên nhiên chính là một người mẹ, một người bạn thân thiết với con người.
– Thiên nhiên giúp con người sản sinh ra sự sống.
– Thiên nhiên tạo ra các nguồn tài nguyên phục vụ đời sống con người.
Xem thêm các bài soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Tóm tắt ý chính do người khác trình bày trang 94
Chúng ta có thể đọc nhanh hơn?
Cách ghi chép để nắm chắc nội dung bài học
Bài học từ cây cau